Đầu tư là gì? Bản chất của đầu tư trong nền kinh tế

0
2489

Đầu tư là khái niệm không còn xa lạ đối với nền kinh tế thời điểm hiện tại. Nó là tên gọi chung cho toàn bộ những hình thức bỏ ra nguồn vốn của mình để kỳ vọng vào một khoản lợi nhuận nhất định vào đó về nhiều mặt. Chúng ta có thể liệt kê vô số hình thức như chứng khoán, bất động sản, tiền ảo, Forex, vàng… Đó là những lĩnh vực thực tế mà nó thể hiện, vậy bản chất của đầu tư là gì?

1. Khái niệm đầu tư là gì?

Theo nghĩa rộng, đầu tư chính là quá trình bỏ ra những nguồn lực nhằm để thực hiện một hoạt động cụ thể. Với kỳ vọng nguồn lực mình bỏ ra sẽ mang lại một kết quả tốt trong tương lai. Nguồn lực và cả lợi nhuận ở đây có thể là trí tuệ, tiền, sức lao động, tài sản,…

Nếu nhận định theo một ý nghĩa hẹp hơn thì đó chính là quá trình chúng ta bỏ ra một số nguồn lực ngay thời điểm hiện tại để một nền kinh tế, xã hội đạt được một kết quả thuận lợi trong tương lai.

2. Những đặc điểm mà các lĩnh vực đầu tư sở hữu

2.1 Nguồn vốn

đầu tư
Những yếu tố bên trong nguồn vốn.

Vốn là cách gọi chung nhưng bên trong có thể kể đến như các thiết bị, máy móc, các nguồn tài nguyên, nguồn nước, các loại hình bất động sản, yếu tố kỹ thuật, bản quyền công nghệ, giá trị quyền sở hữu, công trình xây dựng, nhà xưởng, tiền… Nguồn vốn cũng có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như vốn vay, nhà nước, cổ phần….

2.2 Thời gian

Khoảng thời gian được cho là đầu tư thường kéo dài từ 2 cho đến 50 năm, tuy nhiên con số này không được vượt quá 70 năm. Ngoài ra các hoạt động có thời gian ngắn hơn 1 năm sẽ không được coi là đầu tư. Các khoản thời gian đều sẽ được quy định rõ trong các quyết định dự án. Nó còn được gọi là đời sống của một dự án.

2.3 Lợi ích

Lợi ích ở đây đề cập trên hai phương diện đó là lợi ích xã hội và kinh tế. Thứ hai đó là lợi ích tài chính thể hiện thông qua lợi nhuận bằng tiền mà dự án tạo ra được. Lợi ích xã hội sẽ tác động đến tình hình kinh tế chung của một quốc gia. Lợi ích tài chính sẽ có ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chủ phát triển dự án. Lợi ích kinh tế tác động rất nhiều đến lợi ích của một cộng đồng và xã hội.

3. Đầu tư không phải là một trò chơi cờ bạc

đầu tư
Đây có phải là một trò chơi cờ bạc may rủi?

Có khá nhiều những các nhân chưa tìm hiểu về đầu tư, vì thế nên họ xem đây như là một canh bạc. Tuy nhiên, cờ bạc khiến người tham gia đặt cược vào kết quả nào đó với hy vọng tương lai sẽ đúng như vậy. Tuy nhiên lĩnh vực này thì không hề dựa trên may mắn và hy vọng. Chẳng hạn trên thị trường chứng khoán, có một số bộ phận nhà đầu tư tìm kiếm các thông tin bị rò rỉ nhằm để tạo lợi thế đầu tư, đối với hình thức này cơ bản bản chất của nó khá giống với một sòng cá cược.

Nhưng trong thực tế, đầu tư không phải là hoạt động xuất phát từ quyết định của bản thân. Một người tham gia thị trường tài chính sẽ không dùng tiền của mình một cách ngẫu nhiên hay dựa vào sự may mắn. Mọi quyết định đều phải trải qua quá trình phân tích về dòng tiền, kỳ vọng và cơ sở lợi nhuận mang lại. Mặc dù phải thông qua nhiều yếu tố, quá trình đầu tư mới được thực hiện và rủi ro vẫn sẽ tồn tại song song, tuy nhiên nó không hoàn toàn dựa vào may mắn.

4. Tại sao chúng ta nên bắt đầu đầu tư?

Rõ ràng, phải công nhận rằng tiền đang rất quan trọng đối với một nền kinh tế, đời sống xã hội hàng ngày. Nhu cầu của con người tăng lên, đời sống được cải thiện đều sẽ cần đến tiền, một nền kinh tế phát triển phải có sự đầu tư.

Vì thế lĩnh vực này đang dần trở nên không thể thiếu đối với một nền tài chính. Chúng ta có thể lao động liên tục trong 30 năm nhưng không thể làm liên tục và mãi mãi. Chúng ta cần chuẩn bị cho tương lai bằng cách sử dụng nguồn lực của mình đang có tại thời điểm này. Quá trình đầu tư nhằm để gặt hái lại thành quá trong thời gian tới, đối với cuộc sống bình thường đây không phải là cách giúp bạn duy trì cuộc sống.

Dù là thị trường kinh tế ở bất kỳ nước nào, việc đầu tư và chuẩn bị cho khoảng thời gian về hưu là điều không thể thiếu. Kế hoạch về hưu đang được xây dựng trên cả một hệ thống kinh tế từ cá nhân hay đến các tổ chức nhà nước. Mặc dù mức độ đảm bảo về chương trình về hưu ở một số quốc gia phương Tây được cho rằng là an toàn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chuẩn bị và cho mình cơ hội ngay thời điểm này. Việc ổn định tài chính sẽ giúp chúng ta trong tương lai dễ dàng phát triển hơn.

5. Yếu tố quan trọng trong lĩnh vực đầu tư?

5.1 Vốn

đầu tư
Vốn chính là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Nhìn chung, vốn chính là khoản tích lũy theo thời gian của một cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, vốn trong nhân dân hoặc kể cả huy động từ các quỹ trong và ngoài nước… Mục đích chính của các khoản vốn chủ yếu thực hiện tái đầu tư, xây dựng các loại tài sản cố định nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh, sản xuất. Nguồn vốn dồi dào sẽ giúp các hoạt động mua bán, kinh doanh được phát triển hơn khi những điều kiện được cung cấp đầy đủ. Nguồn vốn ở đây không chỉ đề cập đến tiền mà còn là các yếu tố kỹ thuật, cơ sở, kiến thức…

5.2 Đặc điểm

Đầu tư là công vụ giúp tạo ra lợi nhuận và nâng cao sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên đây không phải là cách duy nhất để giúp sinh lời và tạo nên tăng trưởng. Thế nhưng để khởi động một dự án thì cần phải huy động một nguồn vốn đủ lớn. Từ quá trình chuyển hóa vốn thành các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế, lợi nhuận mới được sinh ra.

Trong rất nhiều những yếu tố cấu thành nên một dự án, vốn chính là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của dự án và cũng là yếu tố cơ bản nhất. Đây là đặc điểm thể hiện sự quan trọng khi đánh giá nền kinh tế nào đó có phát triển hay không. Nhìn vào nguồn vốn dồi dào có nghĩa các dòng tiền nhận thấy được mục đích sinh lời của dự án. Tuy nhiên, trong quá trình diễn ra sự huy động vốn vẫn có rất nhiều những yếu tố tác động tạo nên lực cản.

5.3 Khối lượng vốn lớn

Lượng vốn lớn chính là điều kiện tiên quyết để các vấn đề phía sau được xử lý một cách đơn giản như yếu tố kỹ thuật, cơ sở sản xuất, điều kiện vật chất. Nguồn vốn lớn sẽ giúp các dự án kinh doanh có quy mô lớn được phát triển như chế tạo máy móc, ngành năng lượng, hóa dầu, các ngành thực phẩm, những ngành luyện kim… đều đòi hỏi rất nhiều vốn.

Khi sử dụng một nguồn tiền lớn để đầu tư, nếu không mang lại hiệu quả sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu đến với nền kinh tế chung của xã hội. Đặc biệt là trong trường hợp sử dụng vốn ngoài nước. Nếu người sử dụng không hiệu quả sẽ khiến tỷ lệ nợ nước ngoài tăng cao, khiến cho kinh tế trong nước gặp khó khăn, dẫn đến khủng hoảng nói chung. 

Chúng ta có thể nhìn thấy những ví dụ trước mắt như Mexico hãy các nước trong khu vực Đông Nam Á thời gian qua khi sử dụng không tốt các nguồn vốn từ nước ngoài. Từ đó khiến kinh tế nội địa gặp nhiều cản trở và khó giải quyết trong thời gian ngắn. Có thể thấy việc đầu tư có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn đến với kinh tế của một quốc gia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây