Lãi suất là gì và ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế

0
6669

Lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng điều khiển cũng như thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia phát triển. Lãi suất tác động mạnh mẽ đến chu kỳ kinh tế các quốc gia. Dưới đây là thông tin về lãi suất cơ bản bạn phải nắm cũng như ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế như thế nào?

1. Lãi suất là gì?

Trước khi cần biết ảnh hưởng lãi suất đến nền kinh tế, bạn phải nắm được lãi suất là gì? Lãi suất là chi phí cho việc sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định ( có thể được tính bằng tháng hoặc năm). Nói cách khác, đó là số tiền chênh lệch mà người đi vay phải trả người cho vay theo thỏa thuận hai bên thống nhất trước đó. 

Việc sử dụng số tiền vay được có giá trị được tính bằng khả năng sinh lời của người vay khi sử dụng số vốn vay đó để kinh doanh hoặc được đo lường bằng sự thỏa mãn những nhu cầu của người vay. Loại chi phí này không được tính bằng số mà được hiển thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Lãi suất còn được xem là mức độ lợi nhuận mà người chủ nợ ( người cho vay) đạt được từ số tiền cho vay.

Lãi suất là gì và ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế
Lãi suất và ảnh hưởng nó đến nền kinh tế

2. Phân loại lãi suất

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến việc phân loại lãi suất, ta có thẻ phân loại lãi suất dựa trên một số căn cứ như sau:

2.1 Căn cứ vào giá trị thực của tiền lãi thu được:

  • Lãi suất danh nghĩa (niminal interest rate): là lãi suất không có sự can thiệp của lạm phát, được tính bởi giá trị thực của đồng tiền ở thời điểm hiện tại.
  • Lãi suất thực (real interest rate): có công thức bằng với lãi suất danh nghĩa trừ cho lạm phát, lãi suất thực là lãi suất có sự can thiệp của lạm phát.

2.2 Căn cứ vào tính chất của khoản vay:

  • Lãi suất tiền gửi ngân hàng: Khi bạn gửi một số tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, ngân hàng sẽ trả cho bạn một khoản tiền nhỏ theo phần trăm mỗi năm được gọi là lãi suất tiền gửi ngân hàng. Loại lãi suất này sẽ bị ảnh hưởng tùy vào số tiền gửi, ngân hàng gửi và thời điểm gửi.
  • Lãi suất tín dụng ngân hàng:  Đây là loại lãi suất mà khi bạn đi vay, bạn phải trả hằng tháng một khoản phí cho ngân hàng gọi là lãi suất tín dụng. Tỷ lệ lãi suất này cũng bị phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, tùy loại ngân hàng, loại vay và sự thỏa thuận giữa hai bên.
Lãi suất là gì và ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế
Lãi suất tiền gửi ngân hàng
  • Lãi suất tái chiết khấu: Là lãi suất mà ngân hàng thương mại vay ngân hàng trung ương bởi chiết khấu lại giấy tờ chưa đến hạn thanh toán, thương phiếu có mệnh giá ngắn hạn của ngân hàng.  
  • Lãi suất liên ngân hàng: Khi các ngân hàng cho vay trên thị trường ngân hàng, họ sẽ tính lãi suất dựa trên lãi suất này. Hai yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất liên ngân hàng là lãi suất vay của ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại cũng như khả năng cung cầu tiền tệ của các ngân hàng với nhau.
  • Lãi suất cơ bản: ngân hàng xác định lãi suất kinh doanh qua lãi suất cơ bản

2.3 Căn cứ vào tính chất của khoản vay:

  • Lãi suất cố định: Là lãi suất được giữ nguyên trong suốt thời gian vay mượn, số tiền lãi được biết trước và cố định, tuy nhiên, nó không có lợi với người cho vay ở chỗ lãi suất không được thay đổi suốt thời gian vay kể cả sự biến động của thị trường.
  • Lãi suất thả nổi: Lãi suất thả nổi có thể biến động dựa trên sự thay đổi của thị trường, đồng nghĩa với trong thời hạn vay, lãi suất có thể thay đổi. Loại lãi suất này vừa có độ rủi ro cũng như mức sinh lời tương ứng, khi lãi suất hạ, người cho vay bị thiệt và khi lãi suất tăng, người cho vay có nhiều lợi nhuận hơn.

2.4 Căn cứ vào loại tiền tệ:

  • Lãi suất nội tệ: Khi vay đồng nội tệ, lãi suất bạn phải trả là lãi suất nội tệ. Ví dụ như ngân hàng Việt Nam cho người Việt Nam vay bằng đồng VNĐ.
  • Lãi suất ngoại tệ: Khi vay đồng ngoại tệ, lãi suất bạn phải trả là lãi suất ngoại tệ. Ví dụ như ngân hàng Mỹ cho Việt Nam vay bằng đồng đô la.

3. Ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế

3.1 Ảnh hưởng đến nguồn cung và cầu tiền tệ:

Cung cầu tiền tệ là lượng tiền được giao dịch hằng ngày trên thị trường.

Lãi suất là chi phí cho việc sử dụng vốn vay, vì vậy khi lãi suất thay đổi, lượng cung và cầu tiền trong thị trường cũng thay đổi. Mặc dù lãi suất thường được quy định dựa vào chính phủ, các ngân hàng trung ương, đa số các quốc gia đều phải phụ thuộc vào nguyên lý cung cầu tiền trên thị trường để quyết định mức lãi suất. 

Do đó, các nhà đầu tư để dự đoán được sự tăng giảm giá trị của đồng tiền, người ta thường dựa vào lãi suất. Chính phủ cũng dùng lãi suất để quyết định chu kỳ của một nền kinh tế trong một quốc gia. Khi tăng lãi suất, người ta ít vay tiền hơn, ít chi tiêu hơn, giá cả cung suy giảm và ngược lại. Do đó mà để duy trì sự ổn định của lãi suất thì thị trường cung cầu phải được giữ vững.

3.2 Ảnh hưởng đến lạm phát:

Lạm phát là một trong những ảnh hưởng lãi suất đến nền kinh tế. Khi lãi suất giảm, người ta đi vay nhiều hơn, từ đó mà số tiền được sử dụng trên thị trường nhiều hơn. Bạn cần biết rằng, giá của một hàng hóa, bằng tổng giá trị của giỏ hàng chia cho số lượng hàng hóa. Khi mà người ta sẵn sàng cho nhiều hơn, tức là giá trị của giỏ hàng sẽ tăng nhiều hơn, trong khi số lượng hàng vẫn giữ nguyên, từ đó giá cả tăng theo và dẫn đến lạm phát. Ngược lại cũng vậy, khi người ta chi tiêu ít đi, giỏ hàng của mỗi người giảm đi mà số lượng hàng hóa không thay đổi nhiều thì giá giảm, đó là giảm phát.

Đây chính là cách mà chính phủ dùng để thay đổi tỷ lệ lạm phát của một quốc gia, bằng cách gián tiếp tác động đến nguồn cung và cầu tiền trên thị trường thông qua lãi suất.

Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát là: khi lãi suất tăng, tỷ lệ lạm phát giảm, khi lãi suất giảm, tỷ lệ lạm phát tăng.

Lãi suất là gì và ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế
Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế

3.3 Ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế

Khi nền kinh tế của một quốc gia trong thời kỳ phát triển và ổn định, người ta kiếm ra nhiều tiền, nhiều của cải vật chất hơn, đời sống được bình ổn hơn. Từ đó mà tạo ra các khoản dư nhàn rỗi, người dân bắt đầu gửi vào ngân hàng để lấy lãi hoặc đầu tư vào chứng khoán, ngoại hối,…. Điều này dẫn đến lượng cung tiền cho vay tăng, càng nhiều người cho vay thì lãi suất càng giảm. Đồng thời, khi nền kinh tế đi lên, các doanh nghiệp cũng cần nhiều tiền hơn để phát triển kinh doanh, họ bắt đầu đi vay, từ đó cầu tiền tăng, dẫn đến lãi suất cũng tăng theo.

4. Ý nghĩa của lãi suất 

Ảnh hưởng lãi suất đến nền kinh tế là cực kỳ rộng rãi, nó có thể tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, của mỗi cá thể của nền kinh tế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ra quyết định có nên sử dụng tiền hay tiết kiệm, có nên đầu tư hay gửi tiết kiệm ngân hàng hay cho vay hay đi vay,….. Ví dụ như khi lãi suất thấp họ sẽ không gửi tiết kiệm mà đầu tư vào kinh doanh, mua sắm, còn người có nhu cầu kinh doanh sẽ có thể đi vay với lãi suất thấp. Ngược lại khi lãi suất cao, người kinh doanh cần cân nhắc có nên vây hay không?

Lãi suất còn tác động đến doanh nghiệp, nếu lãi suất cao thì họ sẽ gửi tiết kiệm để mở rộng vốn kinh doanh, còn lãi suất thấp họ sẽ vay mượn để sắm sửa trang thiết bị. Từ đó có thể thấy ảnh hưởng lãi suất đến nền kinh tế là vô cùng lớn, nó có thể khiến cho một người từ giàu có trở nên trắng tay và ngược lại, nó cũng đang âm thầm ảnh hưởng đến bạn, chỉ có điều bạn không nhận ra mà thôi.

5. Lời kết

Và đó là những ảnh hưởng của lãi suất đến nền kinh tế. Nếu bạn muốn trở thành một nhà đầu tư, hay có ý định vay mượn vốn để kinh doanh, lãi suất là một yếu tố bắt buộc phải nắm được để đem lại lợi ích tốt nhất cho bản thân. 

Tổng hợp: topforexsite.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây