Beta là gì? Beta trong chứng khoán được xác định thế nào?

0
4848

Nhà đầu tư muốn đánh giá được mức độ rủi ro của một cổ phiếu nào đó thì họ sẽ sử dụng chỉ số beta như một công cụ hữu ích làm thước đo. Nhờ vào beta, nhà đầu tư có thể biết được số lượng % giá cả thay đổi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến danh mục đầu tư vốn có. Vậy beta là gì? Beta trong chứng khoán được xác định thế nào? 

Beta là gì?

Beta là hệ số cảnh báo về mức độ rủi ro của cổ phiếu tương quan với toàn bộ thị trường. Chỉ số Beta chủ yếu tiến hành so sánh những thay đổi có liên quan đến giá. Từ những thay đổi của thị trường, nhà đầu tư có thể biết được cổ phiếu của mình biến động thế nào.

beta
Beta là gì

Cấp độ so sánh Beta

Beta bằng 1: Điều này có nghĩa rằng thị trường đang chuyển động cùng với mức độ chuyển động của giá cổ phiếu. Trong trường hợp này, giá đang thay đổi thuận chiều với sự thay đổi từ thị trường.

Beta nhỏ hơn 1: Điều này có nghĩa rằng giá của cổ phiếu đang biến động theo chiều hướng thấp hơn so với những gì đang diễn ra trên thị trường.

Beta lớn hơn 1: Điều này cho thấy giá của cổ phiếu đang biến động theo chiều hướng cao hơn so với những gì mà thị trường đang tăng trưởng. Trong trường hợp này, có thể giá của cổ phiếu sẽ cực kỳ tăng cao tuy nhiên nó lại đồng nghĩa với việc khả năng tiềm ẩn những rủi ro cũng cực kỳ lớn.

Beta bằng 0: Cho thấy cổ phiếu đang hoàn toàn không chịu sự chi phối và tác động trực tiếp từ thị trường. Cổ phiếu đang phát triển độc lập và hoàn toàn tách rời với những gì mà thị trường đang thay đổi.

Mức độ rủi ro của Beta được mặc định bằng 1, điều này có nghĩa là những rủi ro thuộc về hệ thống sẽ ảnh hưởng hầu hết đến những cổ phiếu hiện đang có trên thị trường. Những yếu tố như tăng trưởng GDP, chiến tranh, lạm phát sẽ là yếu tố tác động nhất định. 

Tuy nhiên, hệ số này cũng chỉ có thể tác động lên một nhóm cổ phiếu ở mức độ nhất định mà thôi. Ví dụ như khi giá xăng dầu tăng thì điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cổ phiếu dầu khí, trong khi đó nhóm ngành vận tải lại phải chịu rủi ro từ điều này. 

Thực tế, beta trên thị trường thường sẽ lớn hơn 0 tuy nhiên điều này cũng không thể hiện được toàn bộ bức tranh hiện nay. Do đó, bạn không nên quá phụ thuộc vào beta bởi còn rất nhiều yếu tố khác có liên quan nữa. 

Beta có ý nghĩa thế nào?

Phân tích chỉ số Beta giúp cho chúng ta hiểu được cổ phiếu đang nằm trong mức độ rủi ro như thế nào đồng thời biết được khẩu vị chịu rủi ro của chúng ta là bao nhiêu. Bên cạnh đó, beta còn giúp cho nhà đầu tư có thể định giá được chính xác về nguồn CAPM (vốn), phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiềm năng của một loại cổ phiếu.

Beta hỗ trợ so sánh về những chuyển biến của thị trường đang thực sự ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như thế nào. Từ đó, nhà đầu tư có thể tiến hành đưa ra những quyết định đầu tư một cách hợp lý nhất đối với mình.

Beta sẽ có sự thay đổi nếu như những điều kiện trong nền kinh tế có sự thay đổi và chuyển biến theo. Bởi chỉ số thể hiện được mức độ rủi ro song song với những chuyển động chung từ thị trường. 

Công thức tính Beta

Beta được tính toán bằng cách lấy Cov (Cổ phiếu, thị trường) chia cho Var (Thị trường). Hoặc beta có thể được tính theo công thức lấy % biến động của cổ phiếu chia cho % biến động từ thị trường.

Nhà đầu tư không cần phải thực hiện những phép tính phức tạp này bởi những trang web lớn hiện nay đều đã cung cấp beta phục vụ cho việc nghiên cứu. Nếu như bạn nhìn thấy có nhiều kết quả tính toán khác nhau qua những trang web khác nhau thì nguyên nhân chính sẽ là do cách thức lấy mốc khác nhau.

Để đảm bảo công thức được chính xác, nhà đầu tư có thể tính tổng trung bình cộng của những kết quả này lại để ra cho mình được kết quả cuối cùng. Thông thường, chỉ số beta sẽ khác biệt dựa trên mỗi web khác nhau. 

beta
Công thức tính chỉ số beta-2

Mối quan hệ của beta với các chỉ số khác

Beta và Alpha

Beta và Alpha là hai hệ số luôn song hành với nhau tuy nhiên rất ít người biết đến mối quan hệ giữa chúng như thế nào. Hệ số alpha giúp cho những rủi ro được điều chỉnh tạo nên nguồn lợi nhuận cuối cùng. Người ta tính được hệ số Alpha bằng cách lấy tỷ lệ phần trăm phần lợi nhuận thực tế mà họ đạt được sau đó tiến hành trừ đi những khoản lợi nhuận được kỳ vọng tương xứng với những rủi ro mà hệ số beta mang lại.

Nếu như hệ số Alpha được tính toán ra kết quả cao thì điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang có những chiến lược đầu tư hiệu quả. Nếu như hệ số Alpha cho ra một kết quả nhỏ hơn không thì điều này lại ngược lại.

Beta và CAPM

Mô hình CAPM là một mô hình định giá về tổng mức lợi nhuận mà một nhà đầu tư có thể đạt được khi họ tiến hành đầu tư vào loại cổ phiếu mà mình mình mong muốn. Beta được xác định bằng cách lấy lợi suất lợi nhuận của những loại trái phiếu phi rủi ro sau đó cộng với tích của hệ số Beta nhân với lợi suất kỳ vọng mà toàn thị trường có thể đạt được.

Công thức này cũng phần nào làm sáng tỏ một quan điểm rằng khi rủi ro cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận cũng sẽ cao theo. Khi đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, tâm lý chấp nhận rủi ro thì sẽ kiếm được một khoản lời lớn là điều tất yếu và mang đến cho họ một mức độ lợi nhuận cao hơn. 

Tuy nhiên, cần hiểu rằng CAPM chỉ đề cập đến những rủi ro mang tính chất hệ thống. Có nhiều rủi ro khác chẳng hạn như rủi ro phi hệ thống cũng được cập nhật và giảm thiểu. Nhà đầu tư khi đó cần biết cách phân bổ một cách hợp lý bằng cách đa dạng hóa nguồn tiền của mình sao cho hợp lý nhất. 

beta
Chỉ số Beta với Alpha và CAPM

Đánh giá về beta trong nước

Theo nhiều chuyên gia đánh giá, hệ số beta tại Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều điểm hạn chế cũng như chưa thực sự bộc lộ được ý nghĩa ban đầu của nó. So với những nước trên thế giới, chỉ số này lại được đánh giá cao hơn, cũng như biểu thị được chính xác những lợi ích của nó.

Nguyên nhân hạn chế này xuất phát từ việc có rất ít công ty hiện nay đạt được đủ tiêu chuẩn để tính Beta. Chỉ 260 công ty trong tổng số lượng là 546 công ty hiện nay mới đủ tiêu chuẩn này. Ngoài ra, dữ liệu của beta chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 2 năm và điều này thực sự khó để có thể đảm bảo về nguồn dữ liệu khi sử dụng tính toán.

Ngoài ra, việc thiếu thông tin cũng như tính chủ động trong quá trình phân ngành mà cũng dẫn đến thiếu hụt data làm cơ sở tính toán. Trong nhiều phương diện, hệ số ngành chứng khoán tại Việt Nam vẫn chưa đủ sức để có thể đại diện cho tổng quan toàn nền kinh tế.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích cho bạn đọc hiểu rõ về khái niệm beta là gì cũng như những cách dùng để xác định beta trong chứng khoán ra sao. Với những thông tin hữu ích này chắc chắn sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt về mặt kiến thức cũng như có thêm kinh nghiệm lựa chọn và phân tích cổ phiếu một cách hợp lý.  

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây