Break even point là gì? Cách phân tích điểm hòa vốn?

0
4799

Tính Break even point (hay còn gọi là điểm hòa vốn) là một trong những chỉ số quan trọng đối với những nhà đầu tư, những ai đang kinh doanh hay kể cả những doanh nghiệp lớn và nhỏ. Thông qua chỉ số điểm hòa vốn nhà đầu tư hay doanh nghiệp có thể đo lường một cách rõ ràng mối quan hệ giữa các yếu tố bao gồm chi phí hoạt động, sản lượng làm ra và lợi nhuận thu về được. Khi có được chỉ số điểm hòa vốn mỗi cá nhân đầu tư hay doanh nghiệp có thể đề xuất những phương án nhằm để cải thiện hiệu quả đầu tư hoặc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Break even point là gì?

Break even point trong kinh tế mang ý nghĩa là điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn là một chỉ số cho ta biết, tại đó nhà đầu tư hay doanh nghiệp có tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Hãy hiểu theo cách đơn giản là kết quả kinh doanh không lỗ cũng không lời.

Break even point là gì? Cách phân tích điểm hòa vốn?
Hình 1: Điểm hòa vốn có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp?

Khái niệm này có rất nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào loại hình kinh doanh. Thế nhưng điểm hòa vốn hay còn gọi là điểm hòa vốn chính là cách gọi phổ biến nhất. Có thể xem mọi cá nhân đầu tư hay doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều xem đây là một điểm mốc. Từ đó mọi hoạt động đầu tư và kinh doanh sẽ được điều hướng theo cách có lợi dựa vào điểm hòa vốn này.

Phân loại Break even point trong kinh doanh

Dựa theo hai yếu tố kinh tế và tài chính điểm hòa vốn hay điểm hòa vốn được chia làm hai loại cụ thể như sau:

Break even point đối với lĩnh vực kinh tế: Là mốc đánh dấu doanh nghiệp có tổng doanh thu vào bằng với chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động. Điểm hòa vốn kinh tế được xác định khi lãi vay và lợi nhuận trước thuế khi kinh doanh được xem là bằng 0.

Điểm hòa vốn đối với lĩnh vực tài chính: Điểm hòa vốn tài chính cũng được tính tương tự những bổ sung thêm lãi suất vào chi phí hoạt động kinh doanh. Lãi trước thuế của doanh nghiệp được tính bằng 0.

Ưu và nhược điểm 

Ưu điểm khi định lượng break even point

Không có doanh nghiệp vào tại thời điểm này khi hoạt động mà không đưa ra chỉ số break even point. Đây là một mốc giúp các doanh nghiệp hay nhà đầu tư đưa ra quyết định cho quá trình hoạt động. Nhờ có điểm hòa vốn doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ các định được mức chi phí tối thiểu để có thể triển khai hoạt động kinh doanh.

Break even point là gì? Cách phân tích điểm hòa vốn?
Hình 2: Điểm hòa vốn đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra đi vào chuyên sâu của điểm hòa vốn những nhà phân tích có chuyên môn có thể nhận ra khả năng sinh lời cũng như phương án kinh doanh hợp lý đối với từng loại sản phẩm và từng mốc thời gian cụ thể.

Điểm hòa vốn còn có thể thông báo cho những nhà đầu tư hay các doanh nghiệp biết về những nguy cơ rủi ro bên trong mà những quan sát thông thường không thể thấy được. Từ đó có những kế hoạch dự phòng trước những tình huống xấu xảy ra.

Nhược điểm của chỉ số break even point

Nhược điểm của break even point đó là rất khó có thể biểu diễn hết được những vấn đề nếu doanh nghiệp hoạt động với nhiều loại sản phẩm khác nhau trong cùng một thời điểm. Chính vì thế để có thể tính toán một cách tổng quát bằng chỉ số này sẽ là một điều rất khó và mất khá nhiều thời gian đo lường. Hơn hết chỉ số điểm hòa vốn là một phép tính tương đối nên không thể chính xác một cách tuyệt đối.

Nếu thị trường diễn ra lạm phát, chỉ số điểm hòa vốn hầu như sẽ không dự báo được vì cách tính chỉ số này hầu như không bao gồm yếu tố giá trị của tiền tệ

Định lượng chỉ số break even point trong kinh doanh

Làm thế nào để định lượng break even point đúng nhất?

Có hai cách để có thể xác định điểm hòa vốn cơ bản. Đó là áp dụng phương pháp tính phương trình và sử dụng cách tính số dư đảm phí. Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì các phương pháp tính này sẽ có những biến đổi riêng biệt. Tuy nhiên nhìn chung thì bản chất của cách tính điểm hòa vốn là giống nhau. Tùy vào cách tiếp cận điểm hòa vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ mang lại cái nhìn rất khác nhau theo nhiều góc độ kinh tế. Để có thể mang lại cái nhìn bao quát nhất sẽ có 2 trường hợp để tính chỉ số điểm hòa vốn như sau:

Break even point là gì? Cách phân tích điểm hòa vốn?
Hình 3: Cách xác định chính xác điểm hòa vốn

Trường hợp 1: Doanh nghiệp chỉ kinh doanh 1 sản phẩm duy nhất

Công thức: Break even point (Điểm hòa vốn) = Chi phí kinh doanh cố định/(Doanh thu của mỗi sản phẩm bán ra – Chi phí biến đổi trung bình)

Trường hợp 2: Khi kinh doanh nhiều sản phẩm

Trong trường hợp doanh nghiệp cùng lúc kinh doanh nhiều sản phẩm, cách tính cũng sẽ phức tạp hơn và cần trải qua nhiều bước khác nhau vì cần phải tính nhiều loại sản phẩm một cách riêng biệt.

Bước 1: Xác định tỉ lệ của mặt hàng muốn tính trong rổ hàng hóa

Tỷ lệ từng mặt hàng trong rổ hàng hóa = (Doanh thu cụ thể của hàng hóa/tổng doanh thu toàn bộ sản phẩm) * 100%

Bước 2: Định lượng số dư đảm phí trung bình như sau

Tỷ lệ số dư đảm phí trung bình = Tỷ lệ số dư đảm phí của từng sản phẩm * Tỷ lệ các loại mặt hàng tương ứng.

Bước 3: Xác định break even point như sau:

Tổng doanh thu tại điểm hòa vốn = Tổng chi phí/tỷ lệ số dư đảm phí trung bình đã tính ở trên.

Bước 4: Xác định doanh thu và sản lượng hàng hóa hòa vốn:

Doanh thu của mặt hàng tại điểm hòa vốn = Doanh thu của doanh nghiệp khi hòa vốn * Tỷ lệ kết cấu mặt hàng đã tính ở đầu.

Sản lượng mặt hàng tính hòa vốn= Doanh thu sản phẩm đó ở mức hòa vốn/giá thành sản phẩm.

Những điểm hạn chế tồn tại khi tính break even point

Break even point là một chỉ số quan trọng để có thể dựa vào mà đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thế nhưng chỉ số điểm hòa vốn cũng còn tồn đọng nhiều hạn chế:

Trong thực tế sẽ có nhiều chi phí phát sinh không mong muốn. Hoặc những chi phí đó khiến chúng ta không thể hoạch định hay phân chia chúng một cách hợp lý thành loại chi phí cố định hay biến đổi. Chính vì thế kết quả của điểm hòa vốn phần nào cũng không hề thỏa đáng

Tại thời điểm này các doanh nghiệp hoạt động rất đa dạng về các loại hình sản phẩm. Chính vì thế cách tính điểm hòa vốn cũng buộc phải quy đổi về một loại sản phẩm cụ thể nào đó. Tuy nhiên nếu quy đổi về một loại sản phẩm thì kết quả sẽ không còn phản ảnh được chính xác vấn đề.

Phân tích chỉ số điểm hòa vốn theo các phương pháp trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điểm hòa vốn không thể cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng nếu lạm phát tăng cao. Vì thế đối với trường hợp các doanh nghiệp có tổng chi phí cố định cao hơn nhiều so với chi phí biến đổi thì giá trị đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn hơn nhiều so với trường hợp ngược lại.

Một số lưu ý khi tính điểm hòa vốn

Để có thể tính được chỉ số break even point một cách chính xác nhất. Chúng ta cần xác định đúng toàn bộ các loại chi phí và phân chia thành hai loại cố định và biến đổi rõ ràng. Nếu không được phân chia rõ sẽ làm quá trình tính điểm hòa vốn không chính xác.

Để tăng độ chính xác của điểm hòa vốn chúng ta cần chú ý đến biến động của tiền tệ tại nhiều thời điểm. Nếu chỉ tính đơn thuần theo công thức ở trên điểm hòa vốn sẽ cho ta thấy kết quả kinh doanh không chính xác.

Ngoài ra để có thể dễ dàng đọc được điểm hòa vốn qua nhiều mốc thời gian chúng ta có thể thực hiện cách biểu diễn theo biểu đồ để có cái nhìn tổng quan nhất.

Tổng kết

Mọi thông tin và kiến thức về break even point là gì? Hay điểm hòa vốn là gì? Đều đã được gói gọn trong nội dung của bài viết. Hy vọng các bạn có cái nhìn khách quan nhất về chỉ số quan trọng này khi thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời dựa vào đó để có kết quả hoạt động tốt như mong muốn.

Tổng hợp: topforexsite.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây