Các chỉ số tài chính cơ bản dùng để đánh giá doanh nghiệp

0
4164

Là một nhà quản lý doanh nghiệp, chúng ta đều biết những gì thống kê trong báo cáo doanh nghiệp chưa nói lên hết được tình trạng của công ty. Vậy câu hỏi đặt ra đó là làm thế nào để biết điều đi đang diễn ra đối với doanh nghiệp của mình? Con số nào chứng minh doanh nghiệp đang hoạt động tốt hay chưa tốt? Và làm thế nào để bạn biết được công ty mình đang tồn tại những lỗ hổng gì? Những điều này sẽ được giải đáp bằng các chỉ số tài chính.

1. Chỉ số tài chính là gì?

Các chỉ số tài chính được hiểu là kết quả của sự thể hiện các mối quan hệ của những thông tin tài chính trong doanh nghiệp với tác dụng để so sánh. Chúng ta có thể kể đến các chỉ số như tỷ lệ lợi nhuận/ tài sản(ROA), hay tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu….

các chỉ số tài chính
Những chỉ số tài chính doanh nghiệp.

Ý nghĩa của những con số này mang lại chính là sửa sổ giúp nhà quản lý có thể nhìn thấy được tình trạng của doanh nghiệp khi quan sát báo cáo tài chính. Thống kế và tính toán được chỉ số tài chính quan trọng giúp cho nhà lãnh đạo hiểu được ý nghĩa của bản báo cáo. Từ đó bạn sẽ được hướng dẫn những cách làm có hiệu quả để đưa công ty hoạt động đúng mục đích. Theo đó sẽ có tổng cộng 4 nhóm trong quá trình phân tích các chỉ số tài chính. Gồm có:

2. Các chỉ số tài chính doanh nghiệp về tỷ lệ lợi nhuận

Lợi nhuận chính là công cụ để có thể tính toán được khả năng quản lý chi phí và mức độ tao ra doanh thu của doanh nghiệp. Những con số cấu thành yếu tố lợi nhuận không hề khách quan một cách tuyệt đối. Doanh thù sẽ phải chịu tác động của thời gian thống kê. Chi phí của doanh nghiệp thông thường sẽ năm ở mức dự đoán. Chính vì thế mà kết quả nhận lại được cũng chỉ là kết quả của phân tích tài chính. Những con số thể hiện lợi nhuận đều chỉ là sự phản ánh của toàn bộ các yếu tố ước lượng trước.

Theo đó chúng ta sẽ có những chỉ số tài chính lợi nhuận như sau:

Phần trăm lợi nhuận gộp = Lãi gộp/doanh thu

Phần trăm lợi nhuận hoạt động = Lãi gộp gộp/Doanh thu

Phần trăm lợi nhuận thuần = Lãi gộp thuần/Doanh thu

Phần trăm lợi nhuận trên tài sản (ROA)= Lãi thuần/Tài sản

Phần trăm lợi nhuận trên vốn chủ (ROE) = Lãi thuần/Vốn chủ sở hữu

Những chỉ số này có tác dụng rất tốt trong quá trình đánh giá doanh nghiệp. Và đặc biệt là khi các chỉ số tài chính này được theo dõi qua một giai đoạn dài hoạt động của công ty.

3. Các chỉ số tài chính cơ bản về Tỷ lệ đòn bẩy

Chỉ số tài chính này sẽ cho nhà quản lý biết cách sử dụng nợ có hợp lý hay không. Nợ có vẻ nghe rất tiêu cực và nặng nề đối với phần lớn những ai mới nghe. Điều này sẽ làm liên tưởng đến những khoáng lãi lớn phải trả….

Đối với doanh nghiệp, chúng ta sẽ có hai loại đòn bẩy chính đó là đòn bẩy tài chính và đòn bẩy hoạt động. Cụ thể:

các chỉ số tài chính
Các chỉ số tài chính cơ bản về đòn bẩy.

Đòn bẩy hoạt động sẽ là mối quan hệ của 2 yếu tố đó là chi phí cố định và biến đổi. Tăng cường đòn bẩy hoạt động trong doanh nghiệp sẽ mang ý nghĩa đó là chi phí cố định sẽ gia tăng trong khi chi phí biến đổi được giảm xuống.

Đòn bẩy tài chính được hiểu đơn giản đó chính là số vốn mà công ty được cấp để có thể hoạt động bằng số nợ này. Đòn bẩy nào cũng sẽ có hai mặt của nó, bên cạnh cơ hội sẽ tồn tại rủi ro. Chúng tôi sẽ tập trung vào các yếu tố của của đòn bẩy tài chính:

Phần trăm nợ trên vốn chủ = Tất cả khoảng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu.

Phần trăm thanh toán lãi vay = Lãi trong quá trình hoạt động/Lãi suất vay mỗi năm.

Phần trăm khoảng lợi nhuận trước thuế và lãi, khấu hao/Nợ ưu tiên trả = Lợi nhuận chưa trừ đi thuế, lãi, khấu hao/(Những khoảng nợ dài hạn phải trả khi đáo hạn + Lãi ưu tiên trả dựa trên số vốn đã vay).

Phần trăm của lợi nhuận chưa trừ đi khấu hao, thuế và lãi/tổng số nợ = Lãi của doanh nghiệp chưa trừ đi khấu hao, thuế, lãi/Khoản nợ dài hạn phải trả khi đáo hạn + Lãi phải trả của số nợ vay.

4. Các chỉ số tài chính doanh nghiệp về tỷ lệ thanh toán

các chỉ số tài chính
Những chỉ số tài chính thanh toán

Các chỉ số thanh toán sẽ cho nhà quản lý biết được doanh nghiệp có đủ khả năng thực hiện các trách nhiệm tài chính hay không. Trong đó sẽ bao gồm những trách nhiệm như trả lương, trả nợ, nộp thuế, trả cho nhà cung cấp… Những chỉ số này sẽ có sự quan trọng lớn đối với cả những doanh nghiệp nhỏ hay đối với những doanh nghiệp lớn. Không kiểm soát được những yếu tố này sẽ khiến doanh nghiệp chịu những rủi ro về tài chính rất khó giải quyết.

Những chỉ số thanh toán sẽ bao gồm 2 loại như:

Chỉ số thanh toán trong ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/Những khoản nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn – Tồn kho của doanh nghiệp/Những khoảng nợ ngắn hạn

5. Các chỉ số tài chính doanh nghiệp về tỷ lệ hiệu suất hoạt động

Chỉ số tài chính này sẽ là nhóm chỉ số cuối cùng giúp nhà đầu tư đánh giá được khả năng sử dụng tài sản và những khoản nợ được thống kê trên bảng cân đối từ đó có thể đưa ra đánh giá về những hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Bảng cân đối kế toán luôn được các doanh nghiệp chú ý rất nhiều đặc biệt là đối với những công ty chỉ tập trung chủ yếu vào những kết quả báo cáo trong quá trình hoạt động. Theo đó bản cân đối sẽ đưa ra được những khoảng nợ phải trả, những loại tài sản doanh nghiệp đang có.

các chỉ số tài chính
Chỉ số tài chính về hiệu suất hoạt động

Tổng thời gian tồn kho(ngày) = Mức tồn kho bình quân/Giá hàng hóa ở mức huề vốn

Tốc độ hàng hóa tồn kho luân chuyển = 360 ngày/số ngày tồn kho

Bình quân ngày thu tiền = Khoản tiền cuối kỳ phải thu/Doanh thu mỗi ngày

Bình quân kỳ thanh toán = Khoản tiền cuối kỳ phải trả/Giá vốn hàng hóa theo ngày

Tốc độ tổng tài sản luân chuyển = Tổng doanh thu khi hoạt động/Tổng tài sản

Trong thực tế hoạt động của các doanh nghiệp những chỉ số này không chỉ dừng tại đây. Các doanh nghiệp khi hoạt động luôn sử dụng rất nhiều các chỉ số đánh giá khác nhau. Mỗi công ty sẽ có những loại chỉ số đánh giá phù hợp khác nhau. Tuy nhiên những tỷ lệ ở trên đây đều là những chỉ số khá cơ bản mà bất cứ người quản lý tài chính nào cũng cần phải sử dụng.

6. Tổng kết

Hiểu được báo cáo tài chính đang đề cập đến vấn đề gì là một điều cần thiết. Tuy nhiên đó mới là những yếu tố khởi đầu của quản lý tài chính. Những chỉ số này sẽ giúp bạn đi đến những phần tiếp theo và giúp bạn có được những hiểu biết rõ hơn những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Hay nói cách khác đây là những công cụ giúp bạn nhận diện được điều gì đang thật sự diễn ra đối với doanh nghiệp.

Các chỉ số tài chính cơ bản này chỉ là những công thức cơ bản nhất mà mỗi người quản lý doanh nghiệp cần nắm để hoạt động công ty. Mỗi chỉ số sẽ cho ra nhìn thấy những kết quả khác nhau. Tương tự như cách nhìn vào một công trình qua những vị trí cửa khác nhau vậy. Mong rằng nội dung này sẽ giúp bạn đọc hiểu được ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ số đánh giá doanh nghiệp này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây