Để có thể đánh giá được một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, có hiệu quả hay không thì thể hiện thông qua khá nhiều chỉ số. Các thông tin này được nhiều nhà đầu tư cũng như các công ty đối tác quan tâm để đánh giá doanh nghiệp. Một trong những chỉ số này là CIR. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về CIR là gì cũng như những ý nghĩa quan trọng của CIR đối với doanh nghiệp và nền kinh tế.
1. CIR là gì?
CIR là viết tắt của cụm từ Cost to Income Ratio, dịch ra tiếng Việt là tỷ suất chi phí dựa trên doanh thu, đây là thông số khá chủ chốt để có thể nhìn nhận kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng,…
Những nhà kinh tế và ban quản lý doanh nghiệp luôn cố gắng để tối ưu tỷ suất CIR này, càng nhỏ càng có lợi, hay có thể mang về nhiều giá trị nhất theo số chi phí quảng bá, chi phí hoạt động mà họ đã dùng.
2. Cách để tìm ra chỉ số CIR
Một trong những yếu tố để đánh giá được sự hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp, không thể bỏ qua chỉ số CIR. Thông qua đó các nhà quản lý hay cả cổ đông sẽ tính toán được nguồn lực sử dụng có tối ưu hay không, tìm cách để lượng đầu ra là nhiều nhất có thể.
CIR= Chi phí hoạt động/Tổng doanh thu
Trong đó:
Chi phí hoạt động trong công thức tính CIR là tất cả những chi phí không tính đến những khoản phí dành cho dự phòng rủi ro mà doanh nghiệp đã sử dụng.
Tổng doanh thu là nguồn thu đến từ mọi hoạt động của doanh nghiệp, đem về lợi nhuận cho công ty như hoạt động tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa, sản phẩm,…
3. Ý nghĩa của CIR
CIR cũng tương tự với nhiều chỉ số khác là có nhiều ý nghĩa khác nhau. CIR nổi bật là đánh giá được sự hiệu quả trong những hoạt động kinh doanh nên có thể phản ánh lên nhiều điều khác nhau.
3.1 Trở thành mục tiêu trong kế hoạch phát triển
Những nhà hoạch định chiến lược luôn xem CIR là một ngưỡng để trở thành mục tiêu phát triển của các kế hoạch hoạt động trong doanh nghiệp. Tiếp theo đó, dựa trên đó để hình thành nên những chiến thuật từ ngắn cho đên dài hạn cho tổ chức của họ.
Ban lãnh đạo của các công ty sẽ là những người đề ra những mục tiêu đưa xuống cho các phòng ban trong doanh nghiệp từ chỉ số CIR.
3.2 CIR trở thành cách để đo lường hiệu quả của doanh nghiệp
CIR luôn được dùng làm cách để đo lường tối ưu và đa khía cạnh về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, với số chi phí đã bỏ ra, doanh nghiệp đã hoạt động như thế nào, lời lãi ra sao. Nếu bỏ thêm chi phí thì doanh số có tăng lên và ngược lại không.
Mặt bản chất, CIR càng nhỏ thì càng có ưu thế. Mặc dù vậy thực tiễn có thể thấy không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn cắt đi chi phí nhằm giảm thiểu CIR. Thay vì vậy, họ đặt mục tiêu tăng doanh số mà vẫn giữ được mức chi phí cũ. Đây mới là sự tận dụng chỉ số CIR một cách tối ưu hiệu suất.
Có nhiều nhà quản lý đã lầm tưởng điều này một cách trầm trọng. Họ tưởng rằng CIR chỉ đơn giản thể hiện khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp. Do đó mà nhiều công ty còn luôn thực hiện việc cắt giảm chi phí một cách tối đa, từ đó giảm đi sự trải nghiệm khách hàng cũng như nhà đầu tư. Từ đó mà mọi thứ đi theo chiều xấu hơn.
Thay vì đặt mục tiêu cắt giảm chi phí, những doanh nghiệp đang dần có xu thế duy trì chi phí hiện hành và tăng doanh số. Họ đồng ý việc đầu tư nhiều hơn, tốn mức phí cao hơn, miễn là doanh số thu về cũng tăng lên, CIR cũng được cải thiện.
3.3 CIR làm căn cứ để đầu tư
Đối với những nhà đầu tư đang muốn mua bán cổ phiếu, trái phiếu hay đầu tư dài hạn thì chỉ số CIR là con số bạn cần phải đặc biệt quan tâm khi đánh giá 1 doanh nghiệp.
CIR sẽ nói lên được công ty bạn đang tìm hiểu hoạt động có tốt không. Với số vốn như vậy, công ty này đã có những hoạt động gì nhằm mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp. Trái lại, công ty có đang sử dụng chi phí không hợp lý, dẫn đến CIR cao mà doanh số khá trì trệ, lúc này bạn cần xem lại những nhà lãnh đạo, chiến lược gia của doanh nghiệp này và cân nhắc có nên bỏ tiền vào đây hay không.
3.4 CIR là chỉ số tham khảo để nắm bắt được xu hướng của thị trường
Biết được thị trường đang có xu thế như thế nào và tâm lý khách hàng một cách nhanh nhạy là yếu tố quan trọng để thúc đẩy doanh thu và tối ưu hiệu quả công việc.
Do mức chi phí của chí số CIR gộp nhiều loại phí khác nhau ví dụ như marketing, sản xuất, điều hành,… Chỉ thông qua đánh giá việc doanh nghiệp đang dùng chi phí như thế nào, nhà lãnh đạo sẽ nắm được sự dịch chuyển của thị trường. Nâng cao ưu thế đầu tư và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mang lại trải nghiệm tuyệt vời hơn.
3.5 CIR là phương pháp để so sánh các ngân hàng
Kết quả hoạt động của những ngân hàng còn có thể sử dụng CIR để làm thước đo so sánh. Như đợt đại dịch vừa rồi xuất hiện, ngân hàng có nhiều sự biến động và thay đổi khi mà bị ảnh hưởng ít nhiều từ người đi vay, những tổ chức, doanh nghiệp dùng dịch vụ tín dụng ngân hàng.
Ví dụ như xét trong năm 2020, OCB đã đi lên một cách mạnh mẽ và tạo ra những sự đột phá quan trọng khi một bước từ top 5 lên top 1 với chỉ số CIR nhỏ nhất trong số 28 ngân hàng thương mại. Ngôi vị top 1 này trong năm 2019 là của VPBank.
Để có được thành quả như vậy, những ngân hàng không chỉ đơn giản là áp dụng biện pháp giảm thiểu chi phí như trước mà thay vì vậy là đầu tư nhiều tiền hơn, nguồn thu nhiều hơn và vẫn tối ưu chi phí để giảm chỉ số CIR.
3.6 CIR thể hiện được tình hình kinh tế của Việt Nam
Từ thông số của CIR từ những doanh nghiệp, điều này dần phản ảnh nên tình hình nền kinh tế ở Việt Nam một cách rõ nét.
Ngân hàng Trung ương là bên biết được thực trạng hoạt động của những ngân hàng thương mại có đang ổn định hay không, có bất lợi hay điểm mạnh như thế nào. Thông qua đó tạo ra những chính sách thích hợp với các năm kế tiếp. Đặc biệt khi đại dịch đang hoành hành. Ngoài ra tình hình kinh tế của Việt nam cũng được phản ảnh cụ thể hơn thông qua CIR.
4. Cải thiện chỉ số CIR
Tối ưu CIR là việc mà nhiều doanh nghiệp luôn theo đuổi và đặt mục tiêu đặt được bằng mọi cách. Tổng giám đốc của OCB, ông Nguyễn Đình Tùng đã phát biểu về cách để tối ưu chỉ số CIR đó là nâng cao năng suất bán ra. Để thực hiện việc này thì nhất định cần cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Phải nâng cao trải nghiệm khách hàng thì họ mới sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí hơn cho doanh nghiệp.
Yếu tố thứ hai để tối ưu CIR đó là sử dụng các nguồn lực hiện có về công nghệ máy móc và nhân lực để theo kịp xu thế thời đại, đi tiên phong để khai thác những tiềm năng cho sản phẩm, dịch vụ.
Lời kết
Và đó là những thông tin về chỉ số CIR mà bạn cần quan tâm. Như đã nói thì có khá nhiều những chỉ số thể hiện được tình hình mà doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào. Từ đó là một nhà đầu tư hay một doanh nghiệp đối tác có thể đưa ra những quyết định của mình về mua bán, đầu tư, hợp tác lâu dài và CIR cũng phản ánh được nền kinh tế một quốc gia.