Dù bạn là một nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm hay chỉ là người mới lần đầu tham gia thị trường. Nếu có tìm hiểu qua về tài chính và thị trường, chắc hẳn bạn cũng biết đến Federal Reserve là gì? Federal Reserve hay còn gọi là FED. Đây chính là ngân hàng đứng đầu của chính phủ Mỹ. Vậy nó FED có chức năng là gì? Nhiệm vụ, vai trò và tác động của đối với nền kinh tế của Mỹ nói riêng và thế giới nói chung là gì?
1. Federal reserve là gì?
Tên gọi đầy đủ của FED đó là The Federal Reserve Bank. Đây chính là ngân hàng trung ương của nền kinh tế Mỹ. FED là cơ quan được thành lập nhằm tạo ra sự phát triển ổn định cho nền kinh tế Mỹ bằng cách đưa ra những chính sách tiền tệ phù hợp cho từng thời kỳ.
The Federal Reserve Bank được công nhận bởi Quốc hội Mỹ vào cuối năm 1913. Kể từ khi ra đời Federal Reserve Bank được xem là một tổ chức tài chính đứng đầu thế giới và cũng là nơi duy nhất được phép hành tiền Đô La Mỹ. Không chỉ vậy, những chính sách tiền tệ của quốc gia này còn sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế của những nước khác.
2. Federal Reserve có chức năng gì trong nền kinh tế
Từ khi Federal Reserve Bank được thành lập và đưa vào hoạt động. Hoa Kỳ ghi nhận được một hệ thống hoạt động với khả năng phát triển an toàn, linh hoạt. Đặc biệt là tổ chức này giúp nước Mỹ vượt qua được cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 hay trước đó nữa là vào năm 1907.
Ba mục tiêu được Quốc hội Mỹ đặt ra dành cho Federal Reserve Bank đó chính là: đảm bảo giá cả luôn ở mức ổn định và hợp lý, gia tăng việc làm trong xã hội, đưa ra mức lãi suất phù hợp với nền kinh tế.
Trải qua thời gian dài phát triển, Federal Reserve Bank đến hôm nay còn đảm nhiệm luôn việc điều phối hệ thống ngân hàng trong nước từ đó đảm bảo được sự ổn định trong hệ thống tài chính. Không những vậy FED còn cung cấp những dịch vụ tài chính cho các tổ chức trong và trên thế giới.
Trong thực tế, FED chính là một công cụ giúp chính phủ Mỹ thu lại nguồn tiền lớn. Thể hiện được sự hiệu quả của Federal Reserve khi thu về được lợi nhuận gần 80 tỷ đô trong kho bạc của Mỹ vào năm 2010.
3. Federal Reserve mang tính độc lập cao
Trên nền kinh tế thế giới hiện tại có sự xuất hiện của 3 mô hình ngân hàng trung ương như sau:
NHTW tồn tại một cách độc lập hoàn toàn so với chính phủ.
NHTW tồn tại dưới sự liên kết với nhà nước tại quốc gia đó.
NHTW tồn tại dưới dạng một cơ quản của bộ tài chính.
Tính độc lập của ngân hàng trung ương nhằm để loại bỏ đi sự can thiệp quá mức của những yếu tố chính trị trong quá trình hoạt động và thực hiện những chính sách tiền tệ, để đạt được hiệu quả thực thi được tốt nhất.
Một ngân hàng có mức độ độc lập cao hay không căn cứ vào những quyền hạn của ngân hàng trung ương đó đối với những chính sách mà nó đưa ra, cách thực thi những quy định đó như thế nào.
Trong thực tế các ngân hàng đều có những quyền ra chính sách tiền tệ khác nhau, tuy nhiên mức độ độc lập của một tổ chức tại các nước lại không giống nhau.
Theo IMF, các cấp độ tự chủ của ngân hàng trung ương được chia thành 4 loại như sau:
Cấp độ 1: Độc lập hoàn toàn trong việc đưa ra các mục tiêu hoạt động.
Cấp độ 2: Độc lập trong việc thiết lập những chỉ tiêu.
Cấp độ 3: Độc lập trong quá trình quản lý và sử dụng công cụ.
Cấp độ 4: Độc lập ở mức độ hạn chế.
Theo đó Federal Reserve mang tính độc lập ở cấp độ cao nhất.
3.1 Độc lập tự chủ về chính sách
Theo tiêu chí này Federal Reserve hoàn toàn có thể tự mình quyết định những chính sách mà không hề bị chi phối bởi yếu tố chính trị cụ thể là tổng thống hoặc những cơ quan quản lý pháp luật nào khác. Đồng thời Federal Reserve cũng có thể sử dụng một cách tự chủ những công cụ bao gồm dự trữ, tỷ giá, lãi suất, những nghiệp vụ,.. để đạt được mục tiêu ban đầu mà cơ quan này phải chịu trách nhiệm đó là tạo ra lượng việc làm tối đa, ổn định giá, tạo sự phát triển bền vững cho Mỹ.
3.2 Độc lập tự chủ về tài chính
Ngân sách hoạt động của Federal Reserve hoàn toàn độc lập và không hề được phân bổ hay nhận bất cứ nguồn tiền nào từ chính phủ Mỹ. Chính phủ Mỹ sẽ được nhận ngược lại mức lợi nhuận thu về của Federal Reserve theo quy định về cổ tức là 6%. Trong những năm gần đây, FED đã liên tục mang về một lượng tiền khổng lồ cho bản thân nước Mỹ nói chung.
3.3 Độc lập về tuyển chọn nhân sự
Toàn bộ những thành viên trong ban hội đồng đều sẽ gắn bó và hoạt động trong vòng 14 năm và sẽ trải qua nhiều vị tổng thống lên nắm quyền cùng cơ quan quốc hội.
4. Federal Reserve có bộ máy hoạt động như thế nào?
Cụ thể bộ máy hoạt động của Federal Reserve sẽ gồm có những bộ phận và thành viên như sau:
Đầu tiên sẽ là nhóm hội đồng bao gồm các thống đốc với nhiệm kỳ làm việc kéo dài 14 năm với số lượng là 7 người. Đây hoàn toàn là những thành viên được chọn bởi tổng thống Mỹ, cũng đồng thời là bộ phận quan trọng nhất của Federal Reserve. 7 thống đốc này sẽ đảm nhận phần lớn trách nhiệm về việc đưa ra những chính sách tác động trực tiếp đến nền kinh tế.
Tiếp theo là cơ quan FOMC viết tắt của Ủy ban thị trường sẽ hoạt động cùng lúc với 5 người khác đó là 5 chủ tịch của các ngân hàng chi nhánh bên dưới.
Những chi nhánh ngân hàng liên bang có tổng cộng 12 chi nhánh và được đặt rải rác ở những thành phố lớn trong đó có tại: New York, Boston, Cleveland, Atlanta, Atlanta, Philadelphia, Chicago, Richmond, Minneapolis, St. Louis, Kansas City, San Francisco, Dallas. Tại mỗi chi nhánh nhỏ này sẽ được đảm nhận bởi một chủ tịch. Chủ tịch sẽ có trách nghiệm quản lý số lượng lớn những thành viên cấp thấp hơn tại khu vực.
Vào 2/11/2017 tổng thống ở nhiệm kỳ trước đây là Donald Trump đã đưa ông Jerome Powell lên nắm giữ vị trí chủ tịch của Federal Reserve. Tuy nhiên, chủ tịch của FED không hề có quyền hạn gì lớn hơn những vị thống đốc khác. Ông chỉ có trách nhiệm đưa ra và điều phối những cuộc họp. Những quyết định quan trọng của FED vẫn được quyết định dựa trên sự đồng tình. Chính vì thế chủ tịch không hề có quyền hạn gì trong việc ra quyết định.
5. Federal Reserve có nhiệm vụ và vai trò gì?
Federal Reserve theo quốc hội sẽ có những vai trò và trách nghiệm như sau:
Sử dụng những phương tiện tài chính, tín dụng để thực thi những chính sách để có thể tạo ra được nguồn việc làm tối đa.
Điều phối lãi suất trên thị trường trong dài hạn và bình ổn giá.
Liên tục theo dõi và giám sát những hệ thống ngân hàng. Từ đó đảm bảo được các tổ chức trong nước luôn luôn an toàn, bền vững….
Tạo dựng, duy trì tính ổn định của nền kinh tế, luôn luôn tìm kiếm những rủi ro tiềm ẩn xử lý và khắc phục nó.
Đưa ra những giải pháp, dịch vụ tài chính cho những đơn vị quản lý có giá trị cao, những doanh nghiệp nước ngoài, và đối với nước Mỹ. Củng cố sức mạnh và vai trò của FED trong thị trường tài chính của quốc gia.
6. Tổng kết
Federal Reserve có thể nói là một tổ chức tài chính đứng đầu trên thế giới vào lúc này. Vì thế nên mọi hoạt động, động thái của FED đều được những nước khác liên tục để ý đến. Bởi vì dù chỉ là một thay đổi nhỏ của Federal Reserve cũng sẽ tạo ra tác động dây chuyền trên thế giới.