Giá trần trong giao dịch trên thị trường chứng khoán

0
2301

Thời điểm hiện tại, có thể nói chứng khoán là một kênh đầu tư nhận được nhiều sự tham gia của đông đảo khách hàng. Số lượng giao dịch và tài khoản được mở luôn gia tăng theo thời gian, từ đó tạo ra sức nóng đầu tư đối với riêng thị trường này. Để giúp những người mới bước chân vào tham gia thị trường này có những cái nhìn đầu tiên. Hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến những khái niệm khá cơ bản như giá trần, cách xác định, và những quy định chung của nó.

1. Trong thị trường chứng khoán giá trần là gì?

Giá trần trong chứng khoán chính là mức giá cao nhất. Tại đó, người đầu tư có thể thực hiện lệnh mua, bán với mức giá tối đa và không thể mua, bán với giá cao hơn. Những lệnh giao dịch nếu vượt qua mức giá trần đều sẽ không thực hiện được, đồng thời hệ thống sẽ báo lỗi.

giá trần
Mức giá tối đa của cổ phiếu là gì?

Tại mỗi sàn giao dịch và mỗi loại cổ phiếu khác nhau sẽ có một mức tối đa riêng tùy thuộc vào thời điểm của phiên giao dịch.

Ví dụ: Một mã chứng khoán hoạt động trên sàn HNX có mức giá trần là 40.35(40.350 nhìn đồng một cổ phiếu). Điều này sẽ đồng nghĩa với việc lênh giao dịch chỉ được đặt với giá tối đa là 40.350 đồng/CP.

Giải thích cho việc có giá tối đa trong chứng khoán đó là để kiểm soát thị trường không bị thao túng, khi có nhiều nhà đầu tư ôm CP và đẩy giá lên cao sau đó sẽ bán liên tục làm giá cổ phiếu rơi xuống thấp.

2. Giá trần trong nền kinh tế có ý nghĩa gì?

Đối với nền kinh tế của một đất nước nói chung, giá trần chính là mức giá tối đa được nhà nước ban hành đối với một loại sản phẩm nào đó. Khi đã được đặt mức cao nhất cho một loại hình sản phẩm, thì đây chính là hành động bảo vệ người dùng của chính phủ.

Trong trường hợp mức giá được đẩy lên quá cao, việc áp giá tối đa sẽ giúp kiềm hãm sự biến động giá. Nhà nước tin rằng hành động này sẽ giúp người tiêu dùng sẽ sở hữu hàng hóa với mức giá tốt hơn. Điều này có vai trò rất quan trọng đối với nhóm thu nhập thấp.

giá trần
Cung cầu khi áp giá tối đa.

Những chính sách giá tối đa sẽ thường được thấy ở những loại hình nhà đất, nhà ở, vốn… hãy cùng theo dõi ví dụ:

Trong thị trường khi nhà nước chưa đưa ra mức giá trần, theo đó thị trường sẽ cân bằng tại điểm E. Tại điểm này sẽ có giá cân bằng và sản lượng cân bằng lần lượt là P và Q. Nếu thị trường có P với giá trị quá cao, thì lúc này chính phủ sẽ có động thái áp giá tối đa P1 sẽ thấp hơn P. Kết quả tại mức giá tối đa P1, lượng cung hay nguồn hàng của thị trường sẽ bị kéo giảm xuống là QS1 và phía còn lại nhu cầu của người dùng sẽ tăng lên là QD1.

3. Giá trần trong một nền kinh tế tự do

Đối với thị trường trong thực tế, việc nhu cầu của người dùng tăng chỉ mang tính tạm thời vì chúng sẽ tạo ra một sức ép cho việc tăng giá. Cung vì giá tăng quá cao nên những nhu cầu này cũng sẽ dần bị loại bỏ đi. Thế nhưng, nếu áp dụng mức giá trần như đã nói ở trên. Điều này khiến giá sẽ bị kìm hãm ở mức P1 và thị trường sẽ không thể tự cân bằng.

Kết quả của sự thiếu thốn nguồn cung sẽ là mức giá P1 sẽ khiến rất nhiều người không thể mua sắm được hàng hóa. Từ đó tạo ra sự xếp hàng khi đi mua sắm gây nên sự mất thời gian. Từ đó phát sinh ra những hình thức mua bán không thể kiểm soát được. Điều này cũng sẽ gây hại đến nền kinh tế, kết quả mong muốn ban đầu sẽ không giống như kỳ vọng.

4. Những quy định đối với mức giá trần

Trong những bản niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những loại giá khác nhau sẽ được quy ước bằng các loại màu sắc khiến cho việc xác định dễ dàng hơn. Đối với giá trần trên hai sàn giao dịch HNX và HOSE sẽ có màu tím.

Một số sàn giao dịch cũng sẽ có cách quy định giá tối đa bằng ký hiệu. Theo đó mức giá sàn sẽ là FL mức giá trần sẽ là CE. Giá tối đa trong thị trường chứng khoán sẽ được làm tròn để khắc phục những vấn đề khi thị trường có sự giao động với số lẻ.

5. Phân biệt giá trần và những loại giá khác

Đối với những người mới tham gia thì có khá nhiều sự nhầm lẫn về các mức giá. Cụ thể, giá sàn và giá trần chính là hai chỉ số đáng quan tâm nhất, ngoài ra còn có giá tham chiếu. Trong thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn với các cách gọi này.

Để có thể dễ dàng xác định giá những màu sắc sẽ được quy định riêng cho từng loại. Đối với hai sàn giao dịch như HNX và HOSE, giá trần sẽ có màu tím, giá tham chiếu sẽ được gán với màu vàng, cuối cùng giá sàn sẽ là màu xanh dương. Những biến động về giá, tăng hay giảm giá sẽ có màu lá cây và màu đỏ.

6. Làm thế nào để xác định giá trần?

giá trần
Xác định mức giá tối đa của cổ phiếu.

Để xác định được giá tối đa chúng ta sẽ căn cứ vào hai yếu tố đó là biên độ giao động và giá tham chiếu.

Giá trần = Giá tham chiếu x (1 + Biên độ giao động)

6.1 Giá tham chiếu

Giá tham chiếu được hiểu chính là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch ngày hôm trước. Và nên chú ý, đối với mỗi sàn giao dịch khác nhau cách xác định giá tham chiếu cũng khác.

Đối với sàn giao dịch HOSE và HNX giá tham chiếu của từng loại cổ phiếu hay những tài sản khác như chứng chỉ quỹ thì giá tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch của ngày trước đó ngoại trừ những tình huống đặc biệt.

Hãy lưu ý vấn đề xác định giá tham chiếu khi giao dịch để tránh sự cố do nhầm lẫn bởi vì cách tính khác nhau của mỗi sàn giao dịch.

6.2 Biên độ dao động

Đây là khái niệm đề cập đến giá trị phần trăm khả năng cổ phiếu có giá tăng hay giảm tại một thời gian giao dịch. Hãy hiểu theo một cách khác, giá sàn và giá trần trong một khoảng thời gian giao dịch sẽ bằng giá tham chiếu cộng thêm hoặc trừ bớt đi khoản biên độ giao động.

Để rõ hơn trong quá trình xác định giá tối đa hay xem qua ví dụ ngay sau đây:

Một loại cổ phiếu A trên sàn HOSE có mức giá tham chiếu là 80,0 (80.000 đồng/CP). Biên độ giao dịch hiện tại của HOSE là 8%. Dùng công thức này, bạn sẽ xác định được giá tối đa là: 80 * (1 + 8%) = 86.4 (86.400 đồng/CP).

Theo đó mức giá có thể giao dịch sẽ từ 80.000 đồng/cổ phiếu trở xuống.

Một số lưu ý: Riêng đối với bảng giá của sàn giao dịch HOSE, giá trần sẽ được tùy chỉnh lại khi có những trước hợp:

Trường hợp các chứng chỉ và cổ phiếu đóng, và ETF có mức giá trần khi thực hiện hiệu chính mức giao động + 7% mà giá tham chiếu bằng giá tối đa thì sẽ được tùy chỉnh.

Giá trần được tùy chỉnh = giá tham chiếu + báo giá một đơn vị

Trong trường hợp giá tối đa của chứng chỉ quỹ, cổ phiếu đóng, ETF sau khi đã được hiệu chỉnh nhưng lại bằng 0 thì sẽ được tùy chỉnh:

Giá trần được tùy chỉnh = Giá tham chiếu + giá niêm yết 1 đơn vị.

7. Tổng kết

Giá trần là một điểm cần được lưu ý khi tham gia đầu tư chứng khoán. Những khái niệm về giá hay cách đọc bản niêm yết là những bước cơ bản đầu tiên. Nắm rõ về các khái niệm giá sẽ giúp bạn đọc bảng niêm yết một cách tốt hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây