Gross Profit hay lợi nhuận gộp là một chỉ số đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thống kê quá trình hoạt động của một tổ chức kinh doanh, là yếu tố không thể thiếu. Trong thực tế không hẳn ai cũng dành sự quan tâm của mình đến chỉ số Gross Profit. Từ đó dẫn đến quá trình hoạt động kinh doanh chưa thật sự hiệu quả hay thậm chí là thua lỗ. Vậy Gross Profit là gì? Chỉ số đánh giá lợi nhuận gộp có vai trò như thế nào đến quá trình kinh doanh.
1. Gross Profit là gì?
Gross Profit trong tiếng Việt chính là lợi nhuận gộp. Cụ thể, Gross Profit chính là giá trị lợi nhuận mà tổ chức thu lại được khi đã trừ đi các yếu tố như chi phí sản xuất, phân phối dịch vụ… Trên báo cáo doanh thu chỉ số này sẽ được trừ đi giá trị của vốn hàng bán.
2. Đặc điểm chỉ số Gross Profit
Tại sao chỉ số Gross Profit lại là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của doanh nghiệp? Bởi vì chỉ số này sẽ phản ánh lên nhiều khía cạnh tác động đến kết quả kinh doanh của tổ chức. Gross Profit giúp người quản lý đánh giá được quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn, vật tư, lao động…
Những số liệu cấu thành nên Gross Profit sẽ phản ánh được những vấn đề của doanh nghiệp như sau:
+ Phản ảnh được khả năng sử dụng vốn, quản lý chi phí hoạt động.
+ Chi phí của quá trình thuê và sử dụng lao động của doanh nghiệp.
+ Chi phí, hoa đồng, thưởng cho hoạt động bán hàng của công ty.
+ Chi phí của công cụ, thiết bị sử dụng cho quá trình tạo ra sản phẩm.
+ Chi phí của quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, chiết khấu.
3. Làm thế nào để tính được chỉ số Gross Profit?
Để có thể xác định được một cách nhanh nhất, chính xác chỉ số này công thức dưới đây sẽ hướng dẫn bạn. Tuy nhiên, những yếu tố nhỏ cấu thành các thành phần của công thức sẽ nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Gross Profit( lợi nhuận gộp)= Doanh thu từ quá trình bán hàng – Giá vốn tạo ra sản phẩm
Trong đó:
Doanh thu từ quá trình bán hàng: Sẽ là nguồn tiền thu được từ những hoạt động cung cấp dịch vụ, buôn bán sản phẩm chính của công ty, tổ chức đó sản xuất. Phần này sẽ không hề tính đến những nguồn thu có được từ các hoạt động đầu tư tài chính.
Giá vốn hàng hóa sẽ bao gồm:
Giá của dịch vụ, sản phẩm sản xuất được trong kỳ bán hàng.
Chi phí của nguyên vật liệu tạo thành sản phẩm, chi phí nhân công, chi phí cố định, chi phí duy trì hàng tông kho, đây toàn bộ là những khoản phải trả để tạo thành một đơn vị sản phẩm.
Chi phí hao hụt hàng hóa do bồi thường từ những trường hợp phát sinh lỗi sản xuất, khoản hao hụt, mất mát.
Chi phí phát sinh từ những hoạt động tự chế, xây dựng vượt ra ngoài dự tính và không được đề cập ở phi chí của tài sản cố định.
4. Tỷ suất lãi gộp (Gross Profit Margin)
Gross Profit Margin(Tỷ suất lãi gộp) = Lãi gộp/doanh thu
Những tổ chức hoạt động với mức độ lợi nhuận biên càng lớn thì theo đó doanh nghiệp sẽ có lãi ròng cao. Từ đó tổ chức sẽ đạt sự hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí trong quá trình hoạt động đồng thời cũng được kiểm soát tốt hơn.
Để tránh tạo ra sự nhầm lẫn giữa hai công trức này thì cụ thể Gross Profit(lãi gộp) sẽ được tính theo đơn vị là giá trị tiền tệ. Đối với Gross Profit Margin thì sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm. Rất nhiều người sử dụng nhầm lẫn giữa hai chỉ số này với nhau dẫn đến sự không hiểu rõ về kết quả và tính chất của chỉ số đánh giá này.
Một điều đáng lưu ý nữa trong quá trình so sánh sự hiệu quả của các doanh nghiệp đối với nhau. Chúng ta không thể dùng chỉ số Gross Profit để so sánh công ty nào có quá trình hoạt động tốt hơn. Điều này là không hề đúng trong thực tế. Bởi sản phẩm của mỗi doanh nghiệp rất đa dạng và thêm vào đó những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là không hề giống nhau. Đó là chưa nói đến những yếu tố ảnh hưởng khác như quy mô hoạt động. Vì thế khi so sánh các tổ chức kinh doanh cần phải có sự tương quan một cách chính xác về các tiêu chí.
5. Tại sao doanh nghiệp cần tính Gross Profit?
Gross Profit chính là một thước đo cần thiết cho những hoạt động kinh doanh dù là với quy mô lớn hay nhỏ. Chỉ số này giúp đánh giá một cách khách quan hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thế nhưng trong thực tế không phải công thức này luôn luôn được dùng đúng. Điều này dễ dàng nhận thấy ở những hộ kinh doanh nhỏ, cửa hàng,… những chủ thể này không hề đo lường một cách chính xác bằng hình thức tính lãi gộp hay nói cách khác họ chưa đo lường được lợi nhuận mà mình nhận lại được chính xác bằng bao nhiêu.
Chính vì thế, những đơn vị kinh doanh nhỏ không kiểm soát được chi phí sẽ nhận lấy thua lỗ tuy nhiên về lâu dài mới phát hiện ra được. Hiểu biết về công cụ này và sử dụng một cách chính xác sẽ giúp những ai đang kinh doanh, hay chính bạn tránh được rủi ro thua lỗ này.
6. Gross Profit có những tác động tích cực nào?
Khi đã hiểu về Gross Profit bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được những yếu tố trong quá trình kinh doanh. Từ đó tạo nên sự hiệu quả trong quá trình làm việc. Chỉ số lãi gộp giúp người quản lý sử dụng và tiết kiệm một cách tối ưu chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Tối ưu được chi phí là cách tốt nhất để gia tăng lợi nhuận của mình.
Lợi nhuận gộp sẽ là công cụ để doanh nghiệp đo lường được sự hiệu quả trong quá trình hoạt động bao gồm cả lao động và những máy móc thiết bị, vật tư. Mọi thứ đều sẽ được đo lường một cách chính xác và chi tiết nhất. Từ đó làm gia tăng phần trăm thành công cho những lần đưa sản phẩm ra thị trường. Những chi phí cần phải kiểm soát và theo dõi liên tục khi kinh doanh đó là:
Quá trình khấu hao những thiết bị sản xuất, máy móc.
Những vật dụng trong quá trình sản xuất tại nhà máy.
Chi phí vận chuyển hàng hóa, phân phối.
Chi phí về vật liệu sản xuất hàng hóa.
Chi phí lao động, nhân công chính thức và cả thời vụ.
Hoa hồng cho quá trình bán hàng hóa.
Về phía những nhà đầu tư khi tìm kiếm doanh nghiệp có triển vọng họ thường sẽ chú ý vào những công ty có chỉ số Gross Profit tốt. Để có thể huy động vốn trong trường hợp muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải có lãi gộp tốt vì nó phản phần lớn quá trình vận hành, hoạt động trình độ sử dụng và quản lý vốn của doanh nghiệp. Chỉ số này sẽ giúp nhà quản lý kiểm soát tốt được những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình. Từ đó có thể tập trung vào gia tăng lợi nhuận bằng cách giảm đi những loại chi phí có thể tối ưu được trong quá trình hoạt động.
7. Tổng kết
Đây là toàn bộ những nội dung về Gross Profit bao gồm những công thức tính và các đặc điểm cũng như vai trò của chỉ số này đối với doanh nghiệp. Để có thể đưa doanh nghiệp phát triển tốt chúng ta cần phải căn cứ vào những yếu tố thực tế chứ không nên kinh doanh theo xu hướng. Để có thể đạt được hiệu quả thì thước đo trong quá trình kinh doanh là điều cần thiết.