Hàng hóa là gì? Mối quan hệ giữa thuộc tính của hàng hóa

0
3736

Hàng hóa ra đời là kết quả tất yếu của quá trình con người phát triển từ xưa đến nay. Từ thời kỳ loài người sinh sống theo những bộ lạc, nhu cầu về hàng hóa đã tồn tại và cho đến ngày nay nó vẫn chưa đánh mất vai trò của mình trong kinh tế, xã hội thế giới. Chính vì tầm ảnh hưởng của nó đối với xã hội, đã từ rất lâu cho đến khi Mác đưa ra những nghiên cứu về vấn đề này, hàng hóa đã xuất hiện trong nhiều lý luận.

1. Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là kết quả của quá trình diễn ra hoạt động sản xuất. Sản phẩm được tạo ra chính là phương tiện để con người thực hiện mua bán, trao đổi trên thị trường. Hàng hóa được hình thành từ quá trình sản xuất với mục đích thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.

Kết quả của quá trình lao động, sản xuất.
Kết quả của quá trình lao động, sản xuất.

Theo Karl Marx, ông đã định nghĩa rằng, hàng hóa chính là những loại đồ vật nói chung với khả năng đáp ứng, thỏa mãn một nhu cầu bất kỳ của xã hội loài người. Chính vì thế, để được xem là hàng hóa, chúng phải thỏa mãn những điểm như:

  • Sản phẩm phải có sự hữu dụng nhất định với xã hội.
  • Mang giá trị kinh tế.
  • Có một mức độ khan hiếm nhất định.

Chình vì những điểm trên, Karl Marx đã cho rằng, đây là kết quả của một quá trình trao lao động mà hình thành. Sản phẩm được tạo nên thông qua quá trình mua bán, trao đổi để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con người. Hàng hóa nói chung có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất, cá nhân. Và nó cũng có thể tồn tại dưới dạng phi vật thể và vật thể. Từ cách nhận định này ta có thể xác định đặc điểm chung của nó là:

  • Phải là sản phẩm được tạo nên từ quá trình lao động.
  • Sản phẩm được tạo ra phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
  • Phải thông qua quá trình mua bán, trao đổi.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường đã xuất hiện nhiều loại hình sản phẩm không còn đáp ứng được những điều kiện mà Marx đã nhận định. Ranh giới của sản phẩm không chỉ còn đề cập đến tính chất mà còn đang dần tiến đến giá trị. Chẳng hạn như quyền sở hữu trí tuệ, các loại tiền ảo, trái phiếu, cổ phiếu…. chúng đều được xem là hàng hóa nhưng chưa đáp ứng được các tiêu chí đã đề cập ở phía trên.

2. Hàng hóa có những đặc điểm cơ bản nào?

2.1 Giá trị sử dụng

Đặc điểm này thể hiện công dụng của một loại sản phẩm khi nó đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chẳng hạn như lương thực, quần áo, nguyên liệu sản xuất, máy móc… Mỗi sản phẩm để có đặc tính khác nhau, giá trị mà chúng mang lại cho xã hội cũng sẽ khác. Một sản phẩm có thể có nhiều công dụng như gạo có thể để nấu thành cơm, bên cạnh đó cũng có thể sử dụng gạo để chế biến bia, rượu…

Giá trị sử dụng của một sản phẩm trên thị trường.
Giá trị sử dụng của một sản phẩm trên thị trường.

Có thể nói, công dụng hay giá trị sử dụng của một mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào đặt tính tự nhiên của sản phẩm. Chính vì thế chúng ta có thể nói giá trị sử dụng chính là một đặc tính vĩnh viễn.

Hàng hóa chỉ phát huy được đặc điểm này khi con người sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày. Marx cũng đã có nhận định tương tự khi ông cho rằng một sản phẩm chi có giá trị sử dụng khi chúng được con người tiêu dùng trong xã hội.

Một sản phẩm trên thị trường nhất định phải mang một giá trị sử dụng bất kỳ. Tuy nhiên ở chiều ngược lại không phải bất cứ sản phẩm nào mang giá trị sử dụng cũng được gọi là hàng hóa. Một ví dụ dễ thấy trong thực tế đó là Oxi, tuy không thể thiếu đối với đời sống của con người nhưng chúng ta không thể gọi đó là hàng hóa. Một sản phẩm muốn trở thành hàng hóa, nó phải trải qua một quá trình sản xuất, trao đổi, buôn bán.

2.2 Giá trị

Để hiệu được đặc đính giá trị của sản phẩm chúng ta sẽ đi vào ví dụ về việc trao đổi giữa 1 mét vải với 10 kg gạo. Mặc dù trong thực tế việc trao đổi này hiện tại khó xảy ra khi đã có sự xuất hiện của tiền.

Về mặt giá trị ta cũng dễ dàng hiểu được hai sản phẩm gạo và vải không thể thực hiện trao đổi với nhau. Chính vì thế mà 2 loại sản phẩm này cần phải có một hệ giá trị chung. Điểm chung ở đây không phải dựa vào giá trị sử dụng, chúng ta cần phải tìm được điểm chung giữa hai loại hàng hóa với nhau để xác định được khả năng trao đổi của chúng. Cụ thể nếu chúng ta bỏ qua đặc điểm giá trị sử dụng, 2 loại sản phẩm này sẽ còn lại yếu tố quá trình lao động.

Khoản thời gian bỏ ra để lao động, sản xuất chính là điểm chung giữa gạo và vải. Để tạo ra được 1 mét vải, 1kg gạo, bản thân người lao động cần phải mất đi một khoản thời gian, công sức để tạo nên. Vậy cơ sở chính để chúng ta có thể trao đổi và so sánh hai sản phẩm này chính là dựa vào chi phí lao động của chúng. Giữa các loại sản phẩm sẽ mất một mức hao phí nhất định để tạo ra sản phẩm tùy vào mức độ phức tạp của chúng.

Tại sao chúng ta phải trao đổi các sản phẩm dựa trên tỷ lệ hao phí lao động? Câu trả lời là bởi vì tổng hao phí của sản phẩm cụ thể ở đây là 1m vải bằng với hao phí của quá trình tạo ra 10kg gạo. Chi phí lao động chính là yếu tố ẩn chứa bên trong giúp xác định giá trị của chúng. Từ đó, chúng ta có thể kết luận rằng, giá trị của sản phẩm chính là chi phí lao động của xã hội được kết tinh bên trong sản phẩm.

3. Những thuộc tính mà hàng hóa sở hữu

3.1 Thống nhất

Thuộc tính không thể thiếu của hàng hóa.
Thuộc tính không thể thiếu của hàng hóa.

Thuộc tính thống nhất tồn tại trong tất cả các loại hàng hóa. Cụ thể một sản phẩm được tạo ra nhằm để thỏa mãn xã hội hay có giá trị sử dụng. Tuy nhiên chúng lại không được tạo ra từ quá trình lao động thì chúng ta không thể gọi chúng là hàng hóa. Ở chiều ngược lại, một sản phẩm được hình thành từ quá trình lao động của con người tuy nhiên chúng lại không mang giá trị sử dụng, chúng ta cũng không thể xem đó là hàng hóa.

3.2 Đối lập

Đầu tiên, là một loại sản phẩm trên thị trường chúng sẽ có sự khác nhau về tính chất như sắt thép, lúa gạo… Tuy nhiên nếu xét theo giá trị, mọi sản phẩm đều là sự kết tinh từ quá trình lao động, chi phí lao động.

Thứ hai, những hoạt động tạo nên giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm trên thị trường đều độc lập, tách rời nhau cả về thời gian và không gian.

Đặc điểm giá trị của sản phẩm được hiện hữu trong lưu thông và là hoạt động được thực hiện trước.

Giá trị sử dụng sẽ được thể hiện qua quá trình tiêu dùng và được thể hiện sau.

Quá trình sản xuất con người thường chú tâm đến giá trị mà mình tạo nên cho sản phẩm. Tuy nhiên để đạt được điều này người sản xuất cũng cần phải quan tâm đến giá trị sử dụng. Ngược lại, xã hội khi tiêu dùng sản phẩm sẽ quan tâm nhiều đến giá trị sử dụng của chúng về mức độ thỏa mãn nhu cầu của nó đối với bản thân.

Tuy nhiên, người tiêu dùng muốn đạt được giá trị sử dụng, bản thân họ cần phải trả một mức giá trị nhất định cho người tạo ra hàng hóa đó. Trong trường hợp không tạo ra được giá trị thì cũng sẽ không hình thành nên được giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa hai yếu tố này cũng là nguyên nhân tạo nên dư thừa trên thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây