Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua một vài người đề cập đến “Hiệu ứng cánh bướm” phải không nào? Đây là một khái niệm đề cập đến hiệu ứng tâm lý mang ý nghĩa khá thú vị. Khái niệm này thời gian qua đang được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hiệu ứng tâm lý này. Vậy hãy cùng xem trong lĩnh vực marketing, tài chính… hiệu ứng cánh bướm có tác động như thế nào?
1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Ban đầu, hiệu ứng cánh bướm chỉ là một khái niệm khoa học thông thường đề cập đến sự hỗn loạn của sự việc so với điều kiện gốc. Về sau này lý thuyết tâm lý còn được mở rộng và thường được sử dụng để nói đến mối quan hệ nhân quả, nghịch lý thời gian.
Một ví dụ dường như rất quen thuộc và được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần đó là việc một con bướm thực hiện vỗ cánh nhưng có thể tạo ra một cơn bão tại nữa bán cầu bên kia. Nghe có vẻ khá vô lý tuy nhiên học thuyết này lại mang nhiều ý nghĩa thú vị trong đời sống thực tế.
Bắt nguồn từ một nghiên cứu khóa học, hiểu ứng tâm lý này về sau mang nhiều ý nghĩa nhân văn lớn lao trong nhiều lĩnh vực. Nó thể hiện cho việc những hành động nhỏ trong quá khứ có thể tạo ra nhiều sự thay đổi lớn trong tương lai.
2. Nguồn gốc ra đời của lý thuyết hỗn loạn
Edward Norton Lorenz chính là người đã tạo ra những bước khởi đầu cho “Hiệu ứng cánh bướm”. Ông là một chuyên gia trong lĩnh vực lý thuyết hỗn loạn. Vào thời điểm 1972 ông đã lần đầu tiên đưa học thuyết này đến với Hiệp hội khoa học Mỹ. Bài diễn thuyết của ông xoay quanh vấn đề một con bướm tại khu vực Brazil có thể tạo ra một cơn lốc tại khu vực Texas chỉ bằng việc đập cánh.
Cụ thể, một nghiên cứu được ông thực hiện trên máy tính trong vấn đề dự đoán thời tiết. Trong quá trình nhập số liệu ông đã làm tròn từ 0.50617 thành 0.506. Kết quả vì thế đã đưa ra khác rất nhiều so với thực tế. Lorenz đã có đề cập đến nội dung này và thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa những điều kiện trong nội dung của ông.
Sai số từ việc nhập dữ liệu của ông có thể so sánh với việc đập cánh tưởng chừng không có mấy tác động của loài bướm. Tuy nhiên kết quả mà chúng có thể tạo ra so với điều kiện gốc là rất lớn. Chỉ với một kết quả dự đoán sai bởi quá trình làm tròn số có thể dẫn đến dự đoán sai về thời tiết.
Nếu nhận định việc đập cánh giữa những con bướm thêm khía cạnh động năng thì mức độ của chúng ở mức quá nhỏ. Chính vì thế mà việc con bướm đập cánh được xem là không đáng kể trong những phép tính vật lý. Chúng ta cũng có thể hiểu, nếu một con bướm đập cánh tạo ra bảo thì nó cũng có thể bị dập tắt bởi một con bướm khác.
3. Hiệu ứng cánh bướm trong hoạt động kinh doanh
Hiệu ứng cánh bướm còn được thể hiện trong lĩnh vực kinh doanh bởi tác động của một con bướm đập cánh có thể khiến những con khác đập theo và tạo ra những biến đổi lớn. Trong kinh doanh, khi một thương hiệu được ra đời thì đó không phải là sự khởi đầu thông thường, đây chính là điểm tựa tạo nên những bước đệm cho các thương hiệu khác hình thành và phát triển phía sau.
Nhìn vào Toyota, chúng ta đều biết đây là một hãng xe hơi nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, người sản lập ra Toyota lại là một người có nguồn gốc từ nghề làm mộc. Trong một lần làm việc tại Mỹ, Toyoda đã nhận ra xe hơi là một lĩnh vực sẽ phát triển trong tương lai. Thêm vào đó, thị trường Nhật Bản lại là một quốc gia chưa tồn tại một thương hiệu xe hơi nào. Mỗi năm Nhật Bản thời đó phải nhập khá nhiều xe hơi từ thị trường nước ngoài. Chính vì thế ông đã quyết định xây dựng một thương hiệu xe hơi trong nước. Và đến nay Toyoda đã thực hiện được điều đó với hãng xe hơi Toyota.
Không riêng gì Toyota, Morita – người đã tạo nên thương hiệu Sony cũng xuất phát từ sự cười nhạo của nhiều người khi ông cùng đồng nghiệp tạo nên thương hiệu này tại hai thị trường đó là Nhật và Mỹ. Thời điểm đó, những sản phẩm với nguồn gốc từ Nhật Bản đều được đánh giá thấp trong mắt của thị trường và gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận vào Mỹ hay Châu Âu.
Với sự kiên trì của Morita và Toyoda, hai cá nhân này đã tạo ra “Hiệu ứng cánh bướm” cho nền công nghệ của quốc gia Nhật Bản. Thị trường thế giới đã có cái nhìn mới hơn về chất lượng của sản phẩm Nhật. Tại thời điểm đó và hiện tại, Sony và Toyota chính là hai cánh bướm của Nhật Bản, đây là những khởi đầu có ảnh hưởng lớn đến với thị trường nội địa. Đồng thời nó còn tạo ra nền móng vững chắc cho các thương hiệu khác hình thành và vươn lên trong nước và thế giới.
4. Tác động của hiệu ứng trong thế giới tài chính
Một thông tin chính trị dù nhỏ của một quốc gia này đối với lĩnh vực kinh tế của quốc giá khác cũng tạo ra sự ảnh hưởng đến tài chính của các nước trên thế giới. Hiệu ứng cánh bướm được sử dụng nhiều trong thị trường tài chính, khi nó được áp dụng để đưa ra những dự đoán về hành vi, xu hướng trên thị trường.
Với quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong hơn 30 năm, một sự thay đổi nhỏ của những nước lớn trên thế giới có thể làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế của những quốc gia, khu vực trên thế giới.
Cụ thể vào năm 2007 – 2008, ngân hàng nổi tiếng tại Mỹ là Lehman Brothers sụp dỗ đã khiến cho thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hay gần đây chính là ảnh hưởng của đại dịch Covid trong năm 2019. Nó đã tạo nên một làn sóng bệnh dịch trên toàn thế giới cho tới tận năm 2022. Ảnh hưởng rất nhiều đến thương mại, kinh tế trên toàn thế giới nói chung.
Không hẳn bất cứ lúc nào hiệu ứng cũng mang lại một tác động xấu. Hiệu ứng muốn gửi đến một thông điệp đó là về việc cẩn trọng trong những hành động nhỏ nhằm đạt được một kết quả lớn tích cực. Dưới góc nhìn tài chính, sự cẩn trọng trong quá trình tiết kiệm, đầu tư sẽ mang lại một kết quả khả quan trong thời gian dài. Ngược lại, chỉ một vài những hành động nhỏ thiếu cẩn trọng sẽ mang lại những kết quả xấu trong tương lai mà chúng ta khó dự đoán được.
5. Hiệu ứng cánh bướm trong đời sống thường ngày
Khái niệm này trong đời sống được đề cập nhiều trong vấn đề nhân quả. Xét về hai khía cạnh này chúng có một sự tương đồng với nhau theo nhiều cách. Câu nói “Gieo nhân nào gặp quả nấy” cũng đúng một phần dưới góc nhìn khoa học của hiệu ứng. Trong cuộc sống nếu thực hiện những việc tốt, dù nhỏ chúng cũng sẽ mang đến những tác động tích cực trong tương lai. Ngược lại, những hành động xấu sẽ cho ra những kết quả không như mong muốn.
Hiệu ứng cánh bướm nếu xét theo văn hóa phương Đông thì chúng đã tồn tại từ rất lâu trong nhiều câu nói như: “Sai một li, đi một dặm”… Chung quy lại, chúng đều muốn đề cập đến một sự thay đổi nhỏ có thể dẫn đến những biến đổi lớn ở một thời điểm khác trong tương lai.