Những hoạt động kinh tế trên thế giới diễn ra giữa nhiều quốc gia với nhau. Chính vì thế việc hình thành một hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế sẽ đảm bảo được tính an toàn chính xác, tạo nên sự phù hợp cho quá trình trao đổi hàng hóa. Lịch sử đã ghi nhận lại rất nhiều những hệ thống tiền tệ quốc tế đã hình thành và sụp đổ. Nội dung này sẽ giúp bạn hiểu được về hệ thống tiền trên thế giới và những hệ thống đã có trong lịch sử.
1. Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì?
Hệ thống tiền tệ quốc tế là sự tổ hợp của những nguyên tắc, quy định chung được lập ra giữa các mối quan hệ tài chính của các quốc gia. Hệ thống tiền tệ này được lập ra để đảm bảo được sự ổn định trong quá trình thanh toán quốc tế của những quốc gia với nhau.
Hệ thống tiền tệ này được thành lập dựa trên sự tương quan giữa các quốc gia với nhau về mặt tài chính thương mại. Đây chính là một hiệp ước giữa các quốc gia với nhau trong việc tham gia vào những tổ chức lớn về vấn đề lưu thông tiền trên thế giới. Tổ chức này được lập ra để có thể đảm bảo những giao dịch trên thế giới với đồng tiền chung sử dụng trong suốt quá trình thanh toán.
2. Yếu tố đánh giá hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả
Để có thể nhận xét một hệ thống tiền tệ hoạt động tốt hay không cần phải xét cả trên phương diện thực tế lẫn lý thuyết. Theo đó cũng ta sẽ căn cứ vào khả năng vận hành và sự ổn định, cùng những tác động xấu mà nó mang lại. Cụ thể:
Đầu tiên, hệ thống này có thể hạn chế tốt nhất những hậu quả có thể xảy ra khi hiệu chỉnh tỷ giá tiền tệ giữa các nước.
Thứ 2, hệ thống đảm bảo được khả năng ổn định của tỷ giá của tiền tệ, dự trữ tiền tệ quốc tế.
Cuối cùng, hệ thống sẽ phải đảm bảo được nguồn tiền ở mức phù hợp nhằm có thể hỗ trợ thành viên là các nước tham gia điều chỉnh tỷ giá, đồng thời không gây ra tác động lớn đến kinh tế của quốc gia.
3. Có những hệ thống tiền tệ quốc tế nào?
3.1 Hệ thống bản vị vàng
Hệ thống này ra đời vào năm 1875 và sụp đổ năm 1914 với những đặc điểm sau:
Vàng vào thời điểm này đang được xem là tiền tệ chung của thế giới. Vàng được di chuyển trên khắp các nước và được dùng để thanh toán. Dưới hệ thống này tạo nên sự tự do trong việc xuất khẩu vàng giữa những quốc gia với nhau. Chính vì lý do này mà giá trị trao đổi không hề khác nhau nhiều trên thị trường.
Hầu hết những quốc gia đều có bản vị vàng riêng trong hệ thống tiền của mình, dẫn đến khả năng quy đổi ra vàng không hạn chế. Vì lý do này, ngân hàng nhà nước tại thời điểm này sẽ tích trữ vàng một mức độ nhất định phục vụ cho việc thanh toán và quy đổi.
Tỷ giá tiền tệ giữa các quốc gia với nhau sẽ được căn cứ vào bảng vị vàng, các nước sẽ xác định giá trị tiền của nước mình theo giá trị của vàng, đồng thời mức mua và bán cũng không hề được hạn chế ở bất kỳ quốc gia nào.
3.2 Hệ thống Giơ Noa
Đây là bảng vị vàng được hình thành qua cuộc họp ở Italia năm 1922 và có những đặc điểm như sau:
Hệ thống này sử dụng tỷ giá thả nổi và bảng vị giới hạn. Cụ thể, vào lúc này một số loại tiền tệ có giá trị thanh toán sẽ được giữ bảng vị. Đồng thời những đồng tiền khác yếu hơn khi thực hiện giao dịch quốc tế sẽ phải đổi sang những đồng tiền chủ chốt trên thị trường quốc tế.
Từ thời điểm này, USD và bảng Anh chính là hai đồng tiền được làm đơn vị quy đổi và thanh toán quốc tế.
Genois vào thời điểm này có thể nói đã tạo ra một hệ thống tỷ giá thả nổi và bảng vị vàng. Đồng thời nó cũng có tác động đến việc khôi phục kinh tế trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới 1. Những năm sau đó, các quốc gia tiếp theo lần lượt xóa bỏ đi bảng vị vàng.
3.3 Hệ thống Bretton – Woods
Bretton – Woods có những sự thay đổi so với Giơ Noa:
Hệ thống tiền tệ được bổ sung thêm tỷ cố định được áp dụng trong ngắn hạn. Ngược lại, về mặt dài hạn sẽ chịu ảnh hưởng của cung cầu thị trường.
USD vào lúc này đã được sử dụng làm đồng tiền quốc tế. Kèm theo đó sẽ có một quy định đảm bảo đó là Mỹ sẽ phải đảm bảo việc quy đổi từ Đô la sang vàng không hạn chế cho những nước tham gia vào hệ thống này và ngược lại theo mức tỷ giá đó là 35 đô cho 1 ounce vàng. Từ đó những quốc gia trên thế giới sẽ bắt đầu áp tỷ giá của mình đối với USD trong ngắn hạn và đối với dài hạn sẽ được điều chỉnh. Hệ thống này đã đặt USD trở thành đồng tiền trung tâm cho việc định giá nội tệ của các nước trên thế giới. Theo đó các nước phải cam kết không được giới hạn việc quy đổi tiền trong nước ra USD và ngược lại.
Quỹ tiền tệ quốc tế vào giai đoạn này được thành lập với khả năng có thể điều phối được tỷ giá của các nước thành viên tham gia, đồng thời tổ chức này cũng sẽ đánh giá và giám sát được việc tuân thủ những quy định của quốc tế. Từ đó có thể hỗ trợ tài chính cho những nước gặp biến động về tài chính. Khi một nước gặp phải vấn đề nguy hiểm về thanh toán, tổ chức này sẽ giám sát việc thay đổi tỷ giá của nước đó. Đây được xem là biện pháp để giúp cân bằng được khả năng tài chính của các nước thành viên.
3.4 Hệ thống Gia-mai-ca (từ 1976)
Năm 1973 đánh dấu sự kết thúc của Bretton – Woods, những nước trên thế giới đã chuyển sang tỷ giá thả nổi. Thế nhưng, Gia-mai-ca vào giai đoạn này chưa được thế giới công nhận. Hệ thống này ra đời trong cuộc họp của IMF tại Gia mai ca vào năm 1976. Theo đó những nước tham gia đã đồng ý với một hệ thống ngoại hối với những nội dung:
Hệ thống này ra đời đã loại bỏ hoàn toàn bảng vị vàng, từ đó dẫn đến việc dự trữ vàng ở các nước không còn quá quan trọng nữa. Sau khi đã loại bỏ bảng vị, số vàng dự trữ đã được hoàn lại cho các quốc gia, phần còn lại được dùng để giúp các nước có kinh tế yếu. Từ đó vàng được sử dụng như một loại hàng trên thị trường giao dịch và các quốc gia không định giá tiền nội tệ theo vàng.
Sử dụng tỷ giá thả nổi và được giám sát và quản lý bởi chính chủ của các quốc gia và có sự hỗ trợ và quan sát của IMF. Những quốc gia vào lúc này sẽ có quyền tự đưa ra tỷ giá phù hợp tuy nhiên phải được giám sát bởi IMF.
Hệ thống tiền tệ này cho phép các quốc gia có thể cùng nhau thành lập ra đồng tiền chung của khu vực và đẩy mạnh phát triển kinh tế chung của nhiều nước.
IMF thực hiện giao dịch với những quốc gia thành viên thông qua đơn vị tiền SDR. Tuy nhiên, trên thị trường giao dịch thế giới của các quốc gia, đồng đô la vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng hơn. Đồng thời theo đó giá trị của SDR sẽ được công bố và định giá sau 5 năm dựa trên giá trị tiền tệ của tất cả các nước trên thế giới.
Hệ thống tiền tệ quốc tế đã được hình thành và sụp đổ theo dòng lịch sử. Hệ thống tiền tệ ngày này của thế giới chính là kết quả của quá trình hoạt động lâu dài. Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về hệ thống tài chính thế giới của chúng tôi.