Có lẽ vào những ngày còn nhỏ chưa đủ hiểu biết về thị trường tài chính – kinh tế. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghĩ đến tại sao nhà nước lại không in thêm nhiều tiền để có thể hỗ trợ người dân nghèo và nâng cao đời sống cho họ. Thế nhưng khi lớn lên chúng ta dần có hiểu biết hơn và đã phần nào giải thích được tại sao không in nhiều tiền. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề tại sao không in nhiều tiền và những ảnh hưởng của việc này.
Tại sao không in nhiều tiền trong quốc gia?
Để có thể in được tiền một quốc gia phải trải qua một quá trình sản xuất hàng hóa và bán sản phẩm và dịch vụ mà nước đó làm ra. Từ đó khiến quốc gia giàu hơn theo thời gian. Nhờ có nguồn tài sản dư từ quá trình buôn bán nhà nước mới có thể in thêm tiền.
Tuy nhiên, nếu một quốc gia nào đó tự ý in thêm tiền trong khi tình hình mua bán, trao đổi và sản xuất hàng hóa không hề phát triển sẽ khiến cho giá cả của thị trường chung đi lên. Một ví dụ dễ hiểu đó là những sản phẩm có số lượng giới hạn trên toàn thế giới. Những loại sản phẩm này thường sẽ có giá vô cùng cao bởi vì chẳng ai sản xuất loại hàng hóa này nữa. Mặc dù có rất nhiều người mua và có thể tiền của họ sẽ rất nhiều tuy nhiên họ sẽ khó lòng mà mua được vì bị người bán tăng giá lên cao. Tăng giá chính là một trong những lý do giải thích việc tại sao không in nhiều tiền.
Tại sao in nhiều tiền lại làm quốc gia nghèo hơn?
Mặc dù có nhiều tiền thì người sở hữu sẽ giàu, nhưng khá trái ngược khi một quốc gia in nhiều tiền tại nghèo đi so với thế giới. Điều đó hiển nhiên đúng chúng ta sẽ cùng đi vào giải thích:
Đầu tiên việc nhà nước in nhiều tiền sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát và gây ra mất cần bằng về mặt tài chính. Tiền được in nhiều sẽ làm giá trị của nó bị mất giá một cách rất nhanh. Khi hiện tượng này xảy ra sẽ dẫn đến tác động dây chuyền. Theo đó người gửi tiền tiết kiệm ra đồng loạt rút hết tiền ra khỏi lưu thông để quy đổi sang ngoại tệ hoăc vàng. Khi tiền được tồn tại dưới dạng ngoại tệ và vàng hay những hình thức kinh doanh sẽ ít chịu tác động bởi lạm phát. Không chỉ vậy, hệ quả của nó còn ảnh hưởng đến vấn đề tiếp theo:
Thử tưởng tượng thường ngày bạn bỏ ra vài trăm để mua gạo chẳng hạn. Tuy nhiên khi chịu ảnh hưởng của lạm phát, người đi mua gạo lúc này sẽ phải bỏ ra số tiền lên đến triệu đồng để có được số gạo tương tự. Từ đó sẽ dẫn đến những trật tự trong xã hội bị đảo lộn khi người có nhiều tiền sẽ dần nghèo đi và những ai nắm giữ nhiều hàng hóa sẽ bỗng nhiên giàu lên trông thấy.
Một ví dụ nữa để bạn có thể thấy được rõ hơn đó là ngày sản xuất, may mặc tại Việt Nam. Những sản phẩm dệt may, hàng quần áo được bán ra thế giới với giá rẻ. Sau đó chúng ta lại nhập lại hàng hóa của chính mình về thị trường mới giá mắc hơn thì sao? Đây đã là tác động rất xấu đến thị trường trong nước chứ chưa nói đến việc in thêm tiền. Hành động trên về bản chất kinh tế không hề khác gì việc nhà nước in thêm tiền để lưu thông trong thị trường.
Zimbabwe và Venezuela là minh chứng cho vấn đề
Đối với những nước nghèo, in thêm tiền hoàn toàn có thể xảy ra đối với quốc gia của họ, tuy nhiên họ sẽ không thể in được những đồng tiền của quốc gia khác để lưu thông. Và khi họ đã in quá nhiều đến một mức nào đó, toàn bộ người dân trong quốc gia đó sẽ không dùng tiền của chính đất nước đó nữa mà chuyển sang một giá trị tiền quốc tế như USD, Euro hoặc họ cũng có thể quay về dùng hàng hóa để trao đổi qua lại chẳng hạn.
Zimbabwe và Venezuela là minh chứng cho việc quốc gia in quá nhiều tiền sẽ dẫn đến hệ quả gì. Mặc dù, Venezuela đã dùng rất nhiều những cách thức để khắc phục tình hình trước siêu lạm phát bằng những quy định đối với các loại sản phẩm thiết yếu như y dược, thuốc,.. Tuy nhiên nó lại một lần nữa khiến những cửa hàng thuốc bị quét sạch.
Nhà nước có nên in thêm tiền hay không?
Trong thực tế, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế đã xảy ra trước đây, có nhiều quốc gia đã sử dụng biện pháp in tiền để khắc phục kinh tế theo hình thức QE: Quantitative Easing(nới lỏng định lượng) đây là một trong những công cụ tài chính của ngân hàng nhà nước nhằm để kích thích nền kinh tế vực dậy. Đây là một trong những biện pháp đã được biết đến trên thế giới từ năm 2008. Khi đó chính phủ Mỹ cụ thể là FED đã đưa lãi suất xuống rất thấp gần như là bằng 0. Khi lãi suất không còn có thể giảm được nữa họ đã đưa ra những biện pháp cứu trợ vào những năm 2008,2010, 2012 với 3 gói QE.
Chính vì thế để có thể trả lời chính xác tại sao không in nhiều tiền chúng ta cần phải căn cứ vào số tiền đó được in ra để làm gì? Vào giai đoạn suy thoái như đã nói ở trên, biện pháp in tiền có thể giúp quốc gia khắc phục khó khăn trong ngắn hạn, tuy nhiên khi nền kinh tế đã ổn định trở lại nó sẽ gây ra lạm phát.
Còn nếu nhà nước in tiền một cách không có mục đích cụ thể và không tính toán kỹ những khả năng xảy ra. Điều này sẽ tạo nên một nền kinh tế siêu lạm phát, bong bóng tài chính sẽ phình to và khi nổ ra sẽ làm toàn bộ thị trường sụp đổ một cách nhanh chóng. Không những thế việc bơm thêm tiền vào thị trường sẽ vô tình làm che dấu đi những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Thay vì sử dụng những gói tài chính để kích cầu, việc sử dụng những biện pháp giúp tự do hóa trong nền kinh tế sẽ khắc phục tốt hơn tình trạng trên.
Adam Smith Là một người theo chủ nghĩa tiền tệ ông đã từng có phát biểu về vấn đề này cụ thể. Cụ thể ông không hề đồng tình về việc in tiền và đưa ra thị trường nhằm để tạo sự luân chuyển và lưu thông dễ dàng trong kinh tế. Không những thế ông còn có sự phản đối rất lớn đối với nhân hàng nhà nước khi thực hiện những chính sách nới lỏng tiền tệ để có thể đạt được những một tiêu đã đặt ra trong tăng trưởng kinh tế.
Theo Adam Smith, một quốc gia giàu là một nước có khả năng sản xuất tốt, khả năng tiêu thụ hàng hóa cao, trình độ công nhân và nghề nghiệp chất lượng,… Một quốc giá giàu không hề thể hiện qua những con số đánh giá hay nhiều tiền. Ông còn nhấn mạnh rằng: “ Một quốc gia trở nên giàu mạnh khi có nền hòa bình, độc lập, chính quyền bảo vệ điều đúng đắn và có mức thuế hợp lý. Mọi điều tốt đẹp tự nhiên sẽ quyết định nó.
Tổng kết
Trên đây là những kiến thức để giải thích tại sao không in nhiều tiền và những tác động của việc in nhiều tiền đến nền kinh tế của quốc gia. Đã có rất nhiều những ví dụ trên thế giới về việc in thêm tiền để kích cầu kinh tế tuy nhiên hậu quả để lại sẽ là lạm phát và sự sụp đổ kinh tế trên quy mô lớn. Chính vì thế, chúng ta cần ghi nhớ rằng việc có nên in tiền nhiều hay ít sẽ dựa vào khả năng, sức mạnh của nền kinh tế đó và cách vận hành nền kinh tế của chính phủ của đất nước.