Hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập và Ichimoku nâng cao

0
4307

Đối với một nhà đầu tư trên tất cả các sàn giao dịch như chứng khoán, vàng, bất động sản,… đều cần phải dùng những chỉ báo, những công cụ để phân tích thị trường được khách quan và chi tiết hơn. Ở thị trường forex, ichimoku được xem là một chỉ báo quan trọng vì nó có thể tích hợp được chiều chỉ báo quan trọng với nhau, rất tiện để phân tích và đưa ra phán đoán về biến động của thị trường. Bài viết sẽ phân tích cho bạn về Ichimoku chart và hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập.

1. Ichimoku cloud là gì?

Ichimoku có tên gọi đầy đủ là chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo. Công cụ phân tích kỹ thuật này là phương pháp tích hợp nhiều chỉ báo vào trong cùng một biểu đồ. Goichi Hosada phát minh ra phương pháp này – ông là nhà báo người Nhật, khái niệm này cho đến năm 1969 mới được công bố rộng rãi.

Có 5 thành phần trong Ichimoku, 2 trong số đó tạo thành hình dáng của đám mây, từ đó mà người ta gọi là Ichimoku cloud hay mây Ichimoku.

Nếu nói về phương pháp phân tích kỹ thuật tối ưu nhất, không thể không nói đến Ichimoku, chỉ báo này tích hợp nhiều chỉ báo khác nhau để phân tích được sự biến đổi giá, chỉ báo này được tính đơn giản từ công thức trung bình cộng, mà đường MA (Moving Average) là đường cơ bản trong việc tìm ra xu hướng thị trường.

Ngoài ra thì Ichimoku ngoài tìm ra nhanh chóng xu hướng thị trường mà còn tối tân trong việc xác định mức hỗ trợ và kháng cự, cho nhà đầu tư biết nên đặt lệnh mua bán phù hợp. Từ đó là Ichimoku được đánh giá là hệ thống giao dịch khá hoàn chỉnh khi mà gần như không cần phải sử dụng chỉ báo nào khác.

Hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập và Ichimoku nâng cao
Mây Ichimoku là gì

2. Hướng dẫn sử dụng Ichimoku nâng cao cùng mức hỗ trợ và kháng cự

Ichimoku là mô hình có nhiệm vụ quan trọng là tìm ra mức hỗ trợ, mức kháng cự của giá. Do đó mà cả 5 thành phần của Ichimoku đều làm tốt được chức năng này. Chi tiết như bên dưới:

2.1 Các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng với đường cơ sở và đường chuyển đổi trong Ichimoku

Để nói đến mức hỗ trợ và kháng cự thì phải nhắc đến đường MA nhanh và chậm. Thứ nhất là đường MA chậm – đường cơ sở vì nó là ngưỡng hỗ trợ cũng như kháng cự khi đã xác định xu hướng rõ rệt của thị trường trong Ichimoku

Thị trường mang xu hướng tăng khi đường cơ sở ở mức hỗ trợ mạnh.

Thị trường mang xu hướng giảm khi đường cơ sở ở mức kháng cự mạnh.

Biến động mạnh mẽ có thể xảy ra khi đường giá cắt ngang đường cơ sở, nhà đầu tư nên cẩn trọng ở thời khắc này trong Ichimoku.

Đối với đường chuyển đổi, về bản chất là đường MA nhanh. Do đó, đường này có khả năng tìm được mức hỗ trợ và kháng cự ngắn hạn trong Ichimoku. Tuy nhiên, do chu kỳ ngắn dẫn đến độ chính xác của đường chuyển đổi không cao bên cạnh việc nó bám khá sát đường giá trong Ichimoku. Vì vậy mà nhà đầu tư thường không dùng chúng để tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự.

Nhà đầu tư khi sử dụng Ichimoku có thể kết hợp đồng thời đường MA nhanh và chậm để hình thành mức hỗ trợ hoặc kháng cự mạnh khi thị trường có dấu hiệu tăng hoặc giảm một cách rõ rệt.

2.2 Cách mức hỗ trợ và kháng cự với đường trễ trong Ichimoku

Trong biểu đồ Ichimoku nâng cao thì đường trễ cũng có chức năng tìm ra đường hỗ trợ và kháng cự vì đỉnh và đáy đường trễ chính là đỉnh và đáy của giá ở thời điểm quá khứ.

Ở cuối thời kỳ của xu hướng giảm, lúc này giá sẽ có đáy và tất nhiên đường trễ cũng có đáy. Tiếp theo, thị trường sẽ vào giai đoạn tích lũy. Thông thường lúc này giá sẽ đi ngang trong một thời gian.

Khi đó, đáy của đường giá sẽ tạo ra đường hỗ trợ mạnh, nếu như đường giá tiến đến vùng hỗ trợ này thì giá sẽ quay đầu, kết thúc quá trình tích lũy và khởi đầu cho một xu thế tăng khác trong biểu đồ Ichimoku.

Hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập và Ichimoku nâng cao
Dùng ichimoku với các mức hỗ trợ và kháng cự mạnh

2.3 Mây kumo: thể hiện hoàn chỉnh mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng

Trong biểu đồ Ichimoku, mây Kumo được hình thành từ đường dẫn A và đường dẫn B. Mây kumo có đỉnh và đáy tạo thành một vùng giá cực kỳ quan trọng với các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi nằm trong các vùng này, biến động giá sẽ có xu hướng mạnh mẽ.

Đồ dày của mây Kumo sẽ thể hiện mức độ biến động của giá, khi mà độ dày của mây càng lớn thì đường giá biến động càng mạnh mẽ và ngược lại. Khi mà thị trường thể hiện xu thế tăng hay giảm rõ ràng thì mây Kumo sẽ tạo ra vùng giá hỗ trợ hoặc kháng cự cực kỳ quan trọng. Khi đó thì độ dày của mây Kumo càng lớn lực cản càng mạnh mẽ trong Ichimoku.

3. Hướng dẫn giao dịch Ichimoku toàn tập

3.1 Tín hiệu khi đường cơ sở cắt đường chuyển đổi trong Ichimoku

Xét về vị trí của 2 đường cơ sở (đường MA nhanh) và đường chuyển đổi (đường MA chậm), 2 đường này trong Ichimoku có nhiệm vụ báo cho các nhà đầu tư về tín hiệu xu hướng chung của thị trường. Nếu đường chuyển đổi nằm trên đường cơ sở thì thị trường mang xu hướng tăng và ngược lại.

Nếu như 2 đường này cắt nhau thì nhà đầu tư có thể sử dụng tín hiệu mua bán lệnh như sau:

Chọn lệnh buy khi đường chuyển đổi cắt đường cơ sở từ dưới lên.

Chọn lệnh sell khi đường chuyển đổi cắt đường cơ sở từ trên xuống.

Ở trên thực tế, ở biểu đồ Ichimoku thì 2 đường này cắt nhau khá thường xuyên. Ngoài ra thì tín hiệu sai được phát ra cùng chiều.

3.2 Kết hợp với các tín hiệu khác trong Ichimoku

Hai đường chuyển đổi và đường cơ sở trong giao dịch ở Ichimoku khi có thêm các thành phần khác kết hợp vào thì sẽ cung cấp tín hiệu chuẩn xác hơn. Chi tiết là:

Nếu đường giá nằm phía dưới đường trễ và ở phía trên mây Kumo thì thị trường có xu hướng tăng

Nếu đường giá nằm trên đường trễ mà ở phía dưới mây Kumo thi thị trường báo hiệu xu hướng đang cũng cổ trong Ichimoku.

Hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập và Ichimoku nâng cao
Chỉ báo Ichimoku kết hợp tốt các chỉ báo khác

3.3 Mây kumo cùng các tín hiệu giao dịch trong Ichimoku

Tín hiệu khi đường dẫn A cắt đường dẫn B trong Ichimoku

Trong ichimoku, mây Kumo sẽ đổi màu trong các trường hợp sau:

Mây Kumo sẽ chuyển màu từ xám sang cam khi đường dẫn A cắt đường dẫn B từ dưới lên. Khi đó chọn lệnh buy.

Mây Kumo sẽ chuyển màu từ cam sang xám khi đường dẫn A cắt đường dẫn B từ trên xuống. Khi đó chọn lệnh sell.

Đây là tín hiệu của mây Kumo tương lai chứ không phải hiện tại trong Ichimoku.

Mây Kumo và tín hiệu giá breakout trong Ichimoku

Các nhà đầu tư tưởng khá quan ngại với giao dịch breakdown vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lý do là vì họ có thể gặp trường hợp false breakout khi mà các yếu tố khác đều thể hiện sự phá vỡ chắc chắn. Khi mà nhà đầu tư không có nhiều kinh nghiệm đầu tư thì không nên sử dụng phương pháp giao dịch này trong Ichimoku.

Giao dịch trong Ichimoku được thực hiện như sau:

Chúng ta chọn lệnh buy khi đường giá vượt qua mây Kumo từ dưới lên và đóng cửa ở trên mây Kumo rõ rệt.

Chúng ta chọn lệnh sell khi đường giá vượt qua mây Kumo từ trên xuống và đóng cửa phía dưới mây Kumo rõ rệt

Hướng dẫn sử dụng Ichimoku toàn tập và Ichimoku nâng cao
Bảng biến động của Ichimoku

Lời kết

Và đó là những thông tin bạn cần biết về mây Ichimoku khi tham gia giao dịch đầu tư forex. Ở thị trường này hay thậm chí trong tất cả các thị trường của các sản phẩm tài chính khác, để bạn có thể đưa ra các phân tích chính xác hơn về những biến động giá và nhằm có được sự phán đoán chính xác hơn. Ichimoku là một trong những chỉ báo có thể tích hợp nhiều chỉ báo trong cùng một biểu đồ, dễ nhìn hơn, dễ phân tích kỹ thuật hơn. Vì vậy nếu bạn là một nhà đầu tư mới tham gia thị trường, hãy luyện tập việc nhìn và nhận xét các chỉ báo tài chính, trong đó Ichimoku là một sự cân nhắc hoàn hảo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây