Lãi suất phi rủi ro là gì? Các yếu tố tác động đến lãi suất

0
6637

Trên thị trường đầu tư hiện nay xuất hiện nhiều loại hình đầu tư trong đó có chứng khoán, ngoại hối, vàng bạc,… Những loại hình đầu tư khác nhau sẽ có mức lợi nhuận và rủi ro đi kèm. Mức lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư sẽ tìm đến một mức lãi suất có thể biểu thị được mức độ rủi ro. Đó là lý do tại sao lại xuất hiện loại lãi suất phi rủi ro. Vậy lãi suất phi rủi ro là gì?

1. Lãi suất phi rủi ro là gì?

Về mặt lý thuyết, lãi suất phi rủi ro được xem là một khoản đầu tư sinh lợi với rủi ro bằng 0. Tuy nhiên trong thực tế, lãi suất không rủi ro sẽ được đánh giá bằng với mức lãi suất của tín phiếu của chính phủ với khoảng thời gian ba tháng.

Lãi suất phi rủi ro là gì?
Lãi suất không rủi ro trên thị trường.

Xét một cách đúng đắn và chính xác về loại lãi suất không rủi ro này hoàn toàn chỉ đúng trên lý thuyết. Bởi vì một lĩnh vực đầu tư nào đó bất kì cũng sẽ tìm ẩn rủi ro lớn hoặc nhỏ kèm theo. Trong thực tế mọi loại chứng khoán đều có thể bị vỡ nợ. Nhưng phần trăm xảy ra điều này đối với chứng khoán chính phủ là rất thấp dường như là không thể xảy ra. Chính vì thế mới xuất hiện định nghĩa về lãi suất không rủi ro.

2. Tương quan giữa lãi suất phi rủi ro thực và danh nghĩa

Đối với loại lãi suất không rủi ro thường sẽ nói đến là lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Đối với những ai lần đầu nghe thì có vẻ 2 định nghĩa này có vẻ phức tạp. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ hiểu như sau:

Lãi suất thực về cơ bản được nói đến như một loại tỉ lệ để các doanh nghiệp hay những nhà đầu tư có thể hoàn lại vốn khi thực hiện đầu tư vào một công cụ tài chính mà chưa tính đến lạm phát. Chính vì điều này không hề đúng trong thực tế và nó chỉ là lý thuyết giả định. Những doanh nghiệp và nhà đầu tư không thể giám sát loại lãi suất này theo những cách tác động của thị trường. Chính vì thế những nghiên cứu đã nêu ra rằng tốc độ tăng trưởng trong khoảng thời gian dài sẽ bằng với mức lãi suất không rủi ro thực.

Lãi suất phi rủi ro là gì?
Tương quan của hai loại lãi suất này

Đối với lãi suất danh nghĩa chính là mức lợi nhuận có thể quan sát và kiểm soát được trên một tài sản không có rủi ro. Theo đó bạn hoàn toàn có thể tính toán loại lãi suất này dựa tên loại lãi suất thực ở phía trên cùng với đó là tỷ lệ lạm phát đi kèm. Tuy có vẻ khá trừu tượng nhưng để phân biệt dễ dàng giữa mối quan hệ của chúng thì lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa sẽ khác nhau thông qua tỷ lệ lạm phát.

3. Làm thế nào để định lượng lãi suất phi rủi ro?

Hiện nay không hề có một quy ước tính cụ thể nào về loại lãi suất không rủi ro này. Chính vì thế bạn có thể tìm được khá nhiều công thức tính trực tiếp loại lãi suất không rủi ro này. Chính vì thế, những chuyên gia phân tích sẽ đặt ra cái gọi là “ủy quyền” cho loại lãi suất đặc biệt này. Những loại hình trái phiếu được nhà nước phát hành, những trái phiếu của các công ty, doanh nghiệp lớn tới mức khó có thể phá sản, đây đều là những ví dụ rất cụ thể cho loại lãi suất không rủi ro khi đầu tư vào.

Lãi suất phi rủi ro là gì?
Cách tính loại lãi suất này trong thực tế.

Một ví dụ để có thể tính được loại lãi suất không rủi ro này. Cụ thế, nếu xét về phía trái phiếu chính chủ không có rủi ro nào về tình huống vỡ nợ(rất khó nhưng vẫn không loại trừ tình huống có thể xảy ra). Tuy nhiên trong trường hợp nhà nước cho phép in thêm tiền thì sao? Điều đó sẽ dẫn đến việc họ làm mất giá trị của trái phiếu của mình kéo theo mức lãi suất ban đầu sẽ mất đi giá trị

Một công thức giúp bạn có thể tính được loại lãi suất phi rủi ro một cách khá hiệu quả. Đó là bạn sẽ phải trừ đi phần lạm phát của giá trị ra khỏi mức lợi nhuận của trái phiếu nhà nước trong quá trình bạn đầu tư thì theo đó bạn sẽ có được công thức tính lãi suất không rủi ro như sau:

Lãi suất không rủi ro = Chi phí của phần bảo hiểm lạm phát + Lãi suất không rủi ro thực tế

4. Lãi suất phi rủi ro này tác động đến doanh nghiệp ra sao?

Lãi suất phi rủi ro là gì?
Tác động của lãi suất đến doanh nghiệp

Lãi suất này có một vài ứng dụng tham chiếu trong thực tế. Đầu tiên loại lãi suất này sẽ đóng vai trò trong những thống kê và báo cáo về mặt tài chính khác nhau, trong đó có ảnh hưởng đến tỷ lệ Sharpe, các tính Black – Scholes. Những doanh nghiệp họ sẽ cần phải quan sát loại rủi ro này như một mốc chung của thị trường, từ đó có thể điều chỉnh giá của cổ phiếu khi lãi suất không rủi ro có động thái tăng lên làm tăng yêu cầu của các nhà đầu tư.

5. Lãi suất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào trong thực tế

5.1 Cung cầu của tiền tệ

Cung cầu của dòng tiền sẽ biểu diễn được cái nhìn chung nhất trên thị trường giao dịch. Khi một yếu tố trong cung và cầu thay đổi sẽ kéo theo mức lãi suất trên thị trường sẽ thay đổi theo. Mức biến động của lãi suất sẽ được chính phủ và ngân hàng nhà nước quy định. Nhưng tựu chung lại các nước trên thế giới đều dựa vào quy luật thị trường này để đưa ra lãi suất.

Chính vì điều này, nhà nước có thể can thiệp vào cung cầu của thị trường bằng cách thay đổi lãi suất nhằm để có chiến lược phù hợp cho từng khoảng thời gian. Cụ thể như lên kế hoạch để cơ cấu lại vốn để tập trung lại cho những chiến lược quan trọng. Mặc dù nhà nước có thể can thiệp vào lãi suất thị trường thế nhưng để có thể duy trì một cách ổn định thì thị trường cần phải vững chắc.

Theo đó, trên thị trường có mức cung tăng cao hơn so với cầu điều này sẽ dẫn đến lãi suất sẽ giảm đi. Và ngược lại với trường hợp này thì lãi suất sẽ tăng lên.

6.1 Lạm phát

Trong trường hợp lạm phát tăng cao trong một giai đoạn nào đó cụ thể. Việc này sẽ làm cho việc vay tiền sẽ tăng cao vì mức phí thực của việc vay sẽ giảm xuống. Người đi vay tiền sẽ xuất hiện nhiều hơn là cho vay vì đồng tiền liên tục mất giá. Chính vì thế lãi suất tại thời điểm này sẽ tăng cao. Đây chính là ảnh hưởng của lạm phát trong mối quan hệ của lãi suất thực phi rủi ro và lãi suất danh nghĩa phi rủi ro. Ngoài ra, khi thị trường rơi vào lạm phát người dân sẽ có xu hướng quy đổi và tích trữ các loại hóa như vàng bạc, ngoại tệ hoặc có khả năng họ sẽ đầu tư nước ngoài. Tất cả những điều này sẽ tạo nên áp lực lên lãi suất cho vay trên thị trường.

Tự chung lại vấn đề của nó là lãi suất sẽ tăng khi lạm phát được dự đoán tăng. Từ tác động này của lạm phát cho thấy tầm quan trọng trong việc kiềm hãm và khắc phục nó nhằm để ổn định được lãi suất thị trường và ổn định nền kinh tế.

6.2 Sự ổn định

Trong trường hợp nền kinh tế giữ được sự bình ổn và có sự phát triển, tài sản tích trữ trong dân cư tăng cao dẫn đến cuộc sống ngày càng tốt hơn. Từ đó sẽ dễ dàng nảy sinh ra nhiều xu hướng đầu tư hơn trong thị trường ví dụ như gửi tiền hoặc chứng khoán, vàng,… Cùng tiền cũng vì lý do đó mà tăng cao ảnh hưởng đến lãi suất sẽ giảm đi.

Lãi suất phi rủi ro là một cách gọi của hình thức đầu tư với rủi ro gần như bằng không. Thông qua bài chia sẻ kiến thức rất mong bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về lãi suất này trên thị trường. Cũng như ý nghĩa của nó và những yếu tố tác động chính của loại lãi suất này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây