Lỗ lũy kế là gì? Phương pháp xác định khoản lỗ lũy kế?

0
2015

Những bạn học chuyên về kinh tế chắc chắn sẽ biết đến khái niệm lỗ lũy kế là gì cũng như phương pháp tính của nó. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo” thì chắc chắn thuật ngữ lỗ lũy kế sẽ gây ra cảm giác khó hiểu. Vậy thì đừng lo lắng, đọc bài viết dưới đây chắc chắn bạn sẽ nắm rõ hơn về vấn đề này. 

1. Lỗ lũy kế là gì?

Khái niệm này cũng tương tự với lượng khấu hao tài sản. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ sự suy giảm giá trị của tài sản gốc so với tài sản được kê khai trong sổ sách. Khoản chênh chệch này làm tài sản bị đánh giá sai lệch và được gọi là lỗ lũy kế.

lỗ lũy kế
Khái niệm

2. Ví dụ về lỗ lũy kế 

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu lỗ lũy kế là gì thì điều đầu tiên bạn cần phải nắm rõ được khái niệm lũy kế. Lũy kế là khoản tiền được sử dụng từ những năm cũ cộng dồn vào những kỳ hạch toán kế tiếp. Các khoản này sẽ được cộng dồn theo từng năm một và liên tục nối tiếp cho đến các năm tiếp theo.

Ví dụ về lũy kế như sau: Vào tháng 5/2021, doanh nghiệp A nợ ngân hàng 4 triệu, tiếp theo đến tháng 7/2021, doanh nghiệp A tiếp tục nợ ngân hàng 2 triệu, vào tháng 8/2021, doanh nghiệp A lại ghi nhận tiếp một khoản nợ 3 triệu đồng. Thì khi đó, lũy kế sẽ được tính bằng các khoản nợ này cộng dồn lại với nhau. 

Ngoài ra, trước khi tìm hiểu về khoản lỗ này thì bạn cần hiểu thêm về khấu hao lũy kế. Về cơ bản đây chính là lượng tài sản sau khi đã tiến hành trừ đi các khoản đầu tư vào trong thị trường. Khấu hao lũy kế cũng được tính toán bằng cách cộng dồn các năm lại với nhau và ra được kết quả cuối cùng là khấu hao đó.  

Trong mỗi doanh nghiệp đều sẽ có một bộ phận lưu trữ các số liệu liên quan đến các loại tài sản cũng như số lượng đạt được của chúng, chủ yếu là bên bộ phận kiểm kê. Đây là nơi mà ghi nhận lại những giá trị thực của tài sản. Trường hợp tính toán được giá trị của tài sản có dấu hiệu chênh lệch ở mức nhỏ hơn so với giá trị tài sản thực tế được lưu trữ riêng của kế toán thì tức là đã có sự suy giảm về giá trị của tài sản so với ban đầu. Đây chính là các khoản lỗ mà chúng ta cần tìm

Để giúp cho các bạn hình dung rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã mô phỏng một ví dụ nhỏ sau đây:

Công ty A tiến hành mua máy móc để sản xuất bánh mì, công ty này dự tính tuổi thọ của máy móc là 6 năm, đây cũng chính là khoảng thời gian khấu hao dự trù. Tuy nhiên, máy móc khi hoạt động được 5 năm thì đã có dấu hiệu hư hỏng, hết hạn sử dụng. Như vậy thì lượng giá trị có dấu hiệu bị giảm sút này sẽ được gọi là lỗ lũy kế

Doanh nghiệp muốn phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm đó thì phải liên tục đánh giá về nhiều khía cạnh như thị trường, áp dụng công nghệ kỹ thuật hoặc những thiệt hại về môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm đó. 

3. Làm thế nào để tính lỗ lũy kế?

Như chúng tôi đã đề cập về định nghĩa này, khái niệm khoản lỗ sẽ xuất hiện đi kèm theo với 2 giá trị khác nhau đó là giá trị của tài sản được mô tả trong sổ sách và tài sản đó bị thu hồi lại. Do đó, lỗ sẽ được tính bằng cách lấy giá trị của tài sản được mô tả trong sổ sách trừ đi khoản giá trị mà tài sản đó bị thu hồi lại do hết công năng sử dụng. 

Trường hợp không có bất kỳ thông tin nào giúp cho việc tính toán giá trị bị thu hồi lại thì chúng ta nên tính khoảng giá trị đó trên toàn bộ doanh nghiệp của mình. Khi đó, khoản lỗ được xác định chính là khoản lỗ được áp dụng với tất cả các sản phẩm trong doanh nghiệp đó. Từ kết quả tính toán này, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức sửa lại các con số sai lệch và điều chỉnh ngay trong sổ sách kế toán của mình. 

Kết quả của khoản lỗ này thường thể hiện ở dưới dạng giá trị bằng tiền của chính sản phẩm đó. Nếu như các khoản lỗ này xuất hiện thì việc hạch toán chỉ còn là vấn đề thời gian. Chúng ta cũng có thêm một công thức khác để tính khoản lỗ này, đó là tính toán dựa trên các khoản nợ từ việc tìm được các khoản chi phí. Khoản lỗ này cũng được tính ra bằng các loại tài sản có dấu hiệu chênh lệch lớn như đã nêu ở trên. 

Ngoài ra, cũng có một vấn đề tiềm ẩn ở đây đó là công ty phải tính lại các khoản lỗ này nếu như thặng dư của sản phẩm xuất hiện. Khi đó, chúng ta sẽ dựa vào nguồn vốn để tính toán lại và các chủ doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng hơn khi sử dụng các khoản khấu hao để tính toán. 

Có một lưu ý nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng trong quá trình tính toán với công thức này đó là trường hợp công ty đã tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không tính toán ra được kết quả về giá trị có tính chất thu hồi của từng loại tài sản một thì tốt hơn hết, điều mà công ty cần ưu tiên làm bây giờ đó là tìm ra cách tính dựa vào loại tài sản hiện tại. Sau đó chuyển toàn bộ khối lượng đó ra một đơn vị tiền cụ thể để dễ dàng tính toán hơn trong thực tế. 

lỗ lũy kế
Công thức tính lỗ lũy kế

4. Thời điểm để hạch toán lỗ lũy kế

Là một doanh nghiệp, điều mà bạn cần quan tâm đó là thời điểm hạch toán các khoản lỗ để ngăn chặn sự sai lệch tiếp tục tiếp diễn và gây ra nhiều hệ quả tác động xấu đến doanh nghiệp mình. Thời điểm “vàng” để tiến hành hạch toán các khoản lỗ này chính là khi doanh nghiệp tính toán được ra các khoản lỗ đó.  

Khi đó, các khoản nợ sẽ được tính toán và đánh giá như sau:

Các khoản lỗ này sẽ có khả năng biến đổi lên xuống tùy thuộc vào việc là tài sản mà lúc ban đầu bao gồm phí lỗ đó như thế nào. Và điều này cũng còn dựa trên nhiều vấn đề nữa để có thể đưa ra được kết luận cuối cùng. 

Chi phí khấu hao sẽ cho ra những kết quả dựa vào việc chúng ta tìm kiếm được số lượng tài sản hiện có đạt được bao nhiêu. Chi phí này sẽ được dùng để tính cho cả những lần và quỹ tiếp theo nữa và khi đó thì tài sản hiện có sẽ được kết luận là tài sản bị thặng dư. 

Vậy các khoản tiền bị lỗ này có được hoàn lại hay không? Nếu như doanh nghiệp đánh giá được các lỗ này bắt đầu có xu hướng giảm thì chắc chắn khả năng được hoàn lại là cực kỳ cao. Một điều cũng nên chú ý ở đây đó là điều chỉnh lại các khoản giá trị cho phù hợp đối với những lần khấu hao sau này và tuyệt đối không áp dụng hoàn lại đối với các trường hợp áp dụng các lợi thế trong kinh doanh để thực hiện điều đó. 

lỗ lũy kế
Thời điểm vàng để hạch toán lỗ lũy kế

5. Lời kết

Như vậy. bài viết trên đây đã mô tả được cho mọi người biết được lỗ lũy kế là gì và phương pháp để tính toán lỗ lũy kế. Đây là khái niệm sẽ xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy mà bạn cần lưu ý kỹ về nó để biết cách sử dụng làm số liệu để phân tích sau này. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây