Mọi doanh nghiệp khi hoạt động dù là trong lĩnh vực nào thì cũng đều hướng đến một mục đích cuối cùng đó là lợi nhuận. Đối với các nhà đầu tư trên thị trường khi xem xét một doanh nghiệp có đáng để đầu tư vào hay không thì điều mà họ xem xét ban đầu cũng chính là biên lợi nhuận của tổ chức đó. Vậy lợi nhuận biên là gì? Làm thế nào để xác định lợi nhuận biên và nó có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp và đối với nhà đầu tư?
1. Lợi nhuận biên là gì?
Lợi nhuận biên hay còn được gọi là Marginal Profit. Đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp hay cá nhân thu lại được khi họ tiến hành sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Hay nói cách khác đây chính là phần chênh lệch giữa chi phí biến và doanh thu biên.
Đây là con số được đánh giá theo tỷ lệ phần trăm liệu doanh nghiệp sẽ thu lại được bao nhiêu lợi nhuận dựa trên doanh thu của mỗi đơn vị sản xuất được. Đây là chỉ số giúp những nhà quản lý biết được khi nào doanh nghiệp đó nên mở rộng kinh doanh, tìm kiếm thêm những đối tác cũng như biết được thời điểm khi nào nên ngừng hoạt động. Dựa theo lý thuyết của kinh tế, một tổ chức có được mức lợi nhuận tối đa khi Marginal Profit bằng 0 hoặc có mức doanh thu biên bằng chi phí biên.
Theo đó trong những báo cáo của các doanh nghiệp sẽ đề cập đến một loại tỷ suất lợi nhuận thường xuất hiện trên các văn bản, giấy tờ, của doanh nghiệp thương hay có đó là lợi nhuận ròng. Theo đó, lợi nhuận ròng sẽ là mục tiêu cuối cùng của tổ chức sau khi đã được trừ đi những chi phí trong suốt quá trình hoạt động như giá vốn, nhân công, chi phí cố định, thuế….
Ví dụ:
Một doanh nghiệp sản xuất xem có một công nhân làm việc với chỉ tiêu 900 que kem mỗi ngày trong những những nhân viên khác đều hoàn thành mục tiêu đó là 1200 que kem. Theo đó khi thực hiện xác định Marginal Profit, doanh nghiệp sẽ phải trừ đi chi phí cho quá trình làm việc của nhân viên đó để đảm bảo rằng sản lượng và công suất của doanh nghiệp đạt 1200 que kem đồng thời sẽ vượt qua số lượng đã đề ra là 1 đơn vị.
Theo đó khi một doanh nghiệp có khả năng sản xuất ở mức cao nhất là 1200 que kem. Nhưng doanh nghiệp lại muốn tăng thêm sản lượng khi khả năng tối đa chỉ ở mức 1200. Điều này sẽ làm phát sinh thêm chi phí do tăng giờ làm và các chi phí máy móc thiết bị phải bảo trì. Điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sản lượng và doanh số mà doanh nghiệp tạo ra. Chính vì thế, doanh nghiệp chỉ nên đưa ra doanh số sản xuất ở mức lợi nhuận biên gần tiến về không. Vì nếu có cố gắng sản xuất thêm một hay hai đơn vị nữa thì sẽ không mang thêm ý nghĩa gì về mặt kinh tế tuy nhiên nó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Lợi nhuận biên có những đặc điểm gì?
Chúng ta rất dễ nhầm lẫn giữa lợi nhuận biên và biên lợi nhuận hay lợi nhuận ròng. Những khái niệm này hoàn toàn có cách tính toán và đo lường khác nhau. Khi biên lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết rằng phải mất thêm bao nhiêu tiền để doanh nghiệp có thể tạo ra thêm một sản phẩm nữa.
Marginal Profit sẽ chịu sự ảnh hưởng của tổng thể quy mô của doanh nghiệp sản xuất, bởi chi phí phải bỏ ra để vận hành một dây chuyền hay một mô hình kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng một cách tổng quan và nhiều hơn. Điều này sẽ giải thích cho việc lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm đi dù cho có tăng mạnh khả năng sản xuất.
Dưới góc độ kinh tế thì lợi nhuận sẽ tăng khi khả năng, quy mô sản xuất tăng được biểu diễn theo 3 tình huống:
Tại điểm mà Marginal Profit sẽ dần bằng 0 và sẽ mang giá trị âm xảy ra khi khả năng sản xuất đã vượt quá khả năng của dây chuyền. Khi đó những doanh nghiệp sẽ mang tính phi kinh tế.
Chính vì thế những doanh nghiệp sẽ thường cho gia tăng năng suất đến một mức mà chi phí biên sẽ đạt gần bằng với doanh thu biên, tại điểm này sẽ tạo ra được lợi nhuận biên gần về 0.
Trong trường hợp các con số cho thấy Marginal Profit của doanh nghiệp hiện đang nhỏ hơn không, những nhà quản lý doanh nghiệp có thể đưa ra biện pháp tạm thời giảm quy mô sản xuất hoặc tạm ngừng và cũng có thể ngừng hẳn nếu không ghi nhận được lợi nhuận.
3. Công thức tính Lợi nhuận biên
Những yếu tố cấu thành theo công thức sẽ gồm có MC: chi phí biến khi tăng sản xuất thêm 1 đơn vị. MP: Lợi nhuận mà doanh nghiệp nhận được khi tạo ra thêm một đơn vị sản phẩm.
Trên lý thuyết của tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thi các dây chuyền sản xuất sẽ luôn hoạt động và tạo ra sản phẩm cho đến khi nào doanh thu biên bằng chi phí biên, hay nói cách khác là mang lại Marginal Profit gần về 0 cho doanh nghiệp.
Thế nhưng điều này rất khó trong thực tế bởi vì không có tồn tại Marginal Profit trong cạnh tranh hoàn hảo. Bởi vì lúc này, sự cạnh tranh sẽ luôn luôn đưa giá bán gần bằng với chi phí biên. Chính vì thế mà các doanh nghiệp sẽ hoạt động cho đến khi điểm chi phí biên bằng với doanh thu biên. Theo đó MR = MC = P.
Trong trường hợp một doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh chi phí sản xuất nằm ở mức lợi nhuận biên về dưới 0, thì kết quả tổ chức đố sẽ ngừng hoạt động.
Chính vì thế để có thể tạo ra được mức lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Tổ chức cần phải có được một mức chi phí biên gần bằng với doanh thu biên và mức lMarginal Profit luôn gần về 0.
Lợi nhuận biên của doanh nghiệp (MP) = Doanh thu biên (MR) – Chi phí biên (MC)
4. Lưu ý về lợi nhuận biên trong quá trình hoạt động
Lợi nhuận biên có ưu điểm đã đề cập ở những phần trên. Thế nhưng nó không hề phản ánh được toàn bộ lợi nhuận của cả doanh nghiệp khi hoạt động. Chính vì thế, các dây chuyền cần ngừng sản xuất tại thời điểm mà một đơn vị khi được tạo ra làm giảm đi lợi nhuận thu lại được.
Những yếu tố tác động đến chi phí:
– Nhân công.
– Nguyên vật liệu, vật tư quá trình sản xuất.
– Lãi vay
– Thuế
Những loại chi phí khác bao gồm chi phí chìm, chi phí cố định chúng ta không nên đưa vào để xác định được lợi nhuận biên. Bời vì những chi phí này trong suốt quá trình sản xuất chi được tính một lần và nó không hề làm ảnh hưởng đến lợi nhuận khi tạo ra một sản phẩm vượt chỉ tiêu.
Trên thực tế, mọi doanh nghiệp đều hoạt động để mức lợi nhuận biên luôn giảm dần về không. Điều này diễn ra rất ít trên thị trường bởi cạnh tranh hoàn hảo chỉ có thể xảy ra khi mọi yếu tố cấu thành nên sản phẩm đều giống nhau như: kỹ thuật, tính pháp lý, sự cân bằng trong thông tin, chi phí hoạt động…. Và những người quản lý doanh nghiệp sẽ rất khó để xác định được doanh thu biên và chi phí biên. Thông thường họ sẽ phải có các quyết định sản xuất dựa vào những cách định lượng. Những doanh nghiệp có thể hoạt động với công suất tương đối để có thể nâng cao năng suất nếu nhu cầu thị trường đột nhiên tăng cao.
5. Tổng kết
Lợi nhuận biên cho những nhà quản lý doanh nghiệp biết được khả năng sản xuất tối đa để mang về lợi nhuận tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Đây là lý thuyết dựa trên sự cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên trong thực tế chỉ số này rất khó đo lường.