Nhà đầu tư khi tham gia mua bán ở thị trường ngoại hối forex nói riêng và các sàn giao dịch tài chính nói chung đều sẽ khá quen thuộc với các chỉ báo. Đây là công cụ quan trọng hỗ trợ nhà đầu tư nhìn nhận được tình hình của thị trường và đưa ra các dự báo trong các giai đoạn tiếp theo. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về chỉ báo mfi cũng như cách sử dụng mfi trong giao dịch ngoại hối forex.
1. MFI là gì?
MFI là từ viết tắt của cụm từ money flow index hay còn được gọi là chỉ báo dòng tiền. Chỉ báo kỹ thuật này có công dụng đo lường sức mạnh của dòng tiền xét theo một cặp tiền tệ nhất định, hay có thể là cổ phiếu, chứng khoán,…
Chỉ báo MFI có phạm vi được giao động từ 0 đến 100 và cho nhà đầu tư biết 3 tín hiệu để thực hiện giao dịch đó là quá bán/mua, biết được phân kỳ, hội tụ, tìm được xu thế của giá. Tuy nhiên, dựa trên những nhà đầu tư lâu năm thì chỉ báo dòng tiền có khả năng xác định xu thế không quá mạnh nên thường kém ưa chuộng hơn.
Người đã sáng tác ra MFI là Gene Quong và Avrum Soudark và họ cũng đã phát triển MFI dựa trên chỉ bảo RSI. Dựa trên đó thì MFI được thêm vào yếu tố khối lượng giao dịch còn ở RSI thì chỉ có mức giá được xét đến.
2. MFI có đặc điểm và ý nghĩa gì?
Để nắm rõ thông tin của MFI và sử dụng được MFI hiệu quả thì trader cần phải hiểu được các đặc điểm và ý nghĩa của chỉ báo dòng tiền. Chi tiết sẽ được tìm hiểu như bên dưới:
MFI indicator có sự giới hạn biến động nằm giữa hai ngưỡng 0 và 100.
Nếu MFI di chuyển về ngưỡng 0 thì phía người bán đang nắm lợi thế và tạo ra áp lực bán lớn hơn.
Nếu MFI di chuyển về phía ngưỡng 100 thì thể hiện giá ngày càng tăng hơn giảm giá và phía người mua đang nắm lợi thế.
Nếu MFI có giá trị đúng bằng 0 hay 100 thì thị trường đang xảy ra trường hợp quá mua hoặc quá bán và sự đảo chiều có khả năng cao sẽ xảy ra. Tuy nhiên, thực tế thì đường chỉ báo dòng tiền rất ít khi chạm ngưỡng 0 hây 100, do đó mà thường nhà đầu tư sẽ lấy mức 20 và 80 để tìm ra điểm quá mua và quá bán.
3. Cách tính MFI:
Công thức và cách tính chỉ số MFI sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: bạn phải tính được giá điển hình (typical price)
Giá điển hình = ( giá thấp + giá đóng cửa + giá cao) / 3
Bước 2: bạn phải tính được dòng tiền (money flow)
Dòng tiền = giá điển hình x khối lượng (volume)
Có 2 loại dòng tiền là dòng tiền dương (MF+) và dòng tiền âm (MF-):
Dòng tiền dương: nếu giá điển hình ở hiện tại lớn hơn giá điển hình trước đó
Dòng tiền âm: nếu giá điển hình ở hiện tại nhỏ hơn giá điển hình trước đó
Bước 3: bạn phải tìm ra tỷ lệ dòng tiền (money flow ratio)
Chỉ số tiền = dòng tiền dương chia cho dòng tiền âm
Bước 4: tính ra chỉ số MFI
MFI = 100 – [100/(1 + chỉ số tiền)]
Còn có một cách khác để tính như sau:
MFI = 100 x [MF+ / (MF+ MF-)]
MFI sẽ hiển thị ở dạng tỷ lệ phần trăm khi tính theo công thức này
4. Cách cài đặt MFI indicator
Bạn hãy thực hiện theo các bước sau để cái được MFI vào phần mềm giao dịch MT4:
Bước 1: Chọn mục Insert, click vào Indicators và chọn phần volumes và chọn tiếp vào money flow index.
Bước 2: lúc này màn hình sẽ hiển thị như bên dưới
Ở mục parameters, tại phần Period bạn sẽ chọn chu kỳ của chỉ báo MFI đang để mặc định là 14. Mục style là nơi bạn chọn ra màu sắc và độ dày của chỉ báo dòng tiền, phần mềm cũng đang mặc định để giá trị đường 0 và 100 cố định ở mục Fixed minimum/maximum.
Ở mục Levels, phần mềm MT4 đang mặc định để giá trị 20 và 80 đại diện cho khu vực quá bán và quá mua. Bạn cũng có thể thay đổi hai giá trị này tùy ý dựa trên sở thích bằng cách click vào đó hoặc có thể add thêm giá trị, click vào delete để xóa đi giá trị.
5. Sử dụng MFI như thế nào sao cho hiệu quả?
Sau khi bạn đã nắm được những đặc điểm và tính MFI như thế nào thì sau đây sẽ là một số trường hợp sử dụng MFI sao cho hiệu quả được nhiều nhà đầu tư tin dùng:
5.1 Tìm ra xu hướng giá từ MFI
Để áp dụng cách thức này, bạn sẽ phải cái thêm một số đường như 45, 50 hay 55. Từ đó bạn sẽ tìm ra xu thế như sau:
Nếu MFI ở trên ngưỡng 50 thì mức giá sẽ thuộc xu thế tăng.
Nếu MFI ở dưới ngưỡng 50 thì mức giá sẽ thuộc u thế giảm.
Bên cạnh đó, sử dụng với những đường 45 hoặc 55 đều mang lại kết quả tựa như đường 50. Tuy nhiên, như đã nói thì chỉ báo MFI dùng để xác định xu thế giá thường khá yếu. Do đó để tối ưu hiệu quả thì trader cần phải sử dụng thêm các chỉ báo khác.
5.2 Tìm ra điểm quá mua hay quá bán sử dụng MFI
Khi MFI có dấu hiệu tăng cao và đi qua ngưỡng 80 thì đây là tín hiệu quá mua và thị trường có khả năng cao sẽ đảo chiều hướng xuống. Lúc đó nhà đầu tư nên đặt lệnh bán. Khi MFI giảm và đi qua ngưỡng 20 thì đây là tín hiệu quả bán và thị trường có khả năng đảo chiều đi lên. Lúc đó nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
5.3 Khi quá mua, quá bên nên giao dịch thế nào?
Nếu đường MFI dịch chuyển từ điểm quá bán và qua mức ngưỡng 20. Trader có thể đặt lệnh khi MFI vừa chạm đường 20 hay có thể đợi sự xác nhận trên đồ thị giá dựa vào mô hình nến tăng.
Ngược lại khi đường MFI dịch chuyển từ điểm quá mua và cắt đường 80 thì nhà đầu tư nên đặt lệnh ở điểm chỉ báo dòng tiền vừa cắt đường 80 hay bạn có thể đợi trên đồ thị giá hiện ra mô hình nến giảm rồi đặt lệnh.
5.4 Sử dụng tín hiệu phân kỳ, hội tụ
Phân kỳ là trường giá tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và chỉ báo MFI lại tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Thị trường sẽ tiếp tục tăng khi giá hình thành đỉnh cao hơn, tuy nhiên MFI lại tạo ra đỉnh thấp hơn nói lên được rằng xu hướng tăng đang yếu dần và đó là tín hiệu đảo chiều giảm.
Hội tụ là trường hợp giá tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước, tuy nhiên đường MFI lại tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu cho sự yếu dần của xu thế giảm và thị trường ó khả năng cao sẽ diễn ra sự đảo chiều đi lên.
Các tín hiệu phân kỳ hoặc hội tụ chỉ cho nhà đầu tư biết được khả năng thị trường có thể tăng hay giảm, tuy nhiên nó không tìm ra một cách cụ thể điểm đặt lệnh. Do đó, cần sử dụng thêm các công cụ khác như nến nhật hay mô hình giá cùng vài phương pháp phân tích kỹ thuật để tìm ra điểm đặt lệnh đúng nhất
6. MFI có nhược điểm gì?
MFI vẫn luôn có những khả năng cho ra tín hiệu không chính xác, diễn ra khi MFI cho nhà đầu tư một tín hiệu giao dịch tốt, tuy nhiên sau đó đường giá không di chuyển như kỳ vọng dẫn đến thua lỗ.
Chỉ báo dòng tiền cũng khó có thể cho ra những dự báo về các sự kiện quan trọng sắp tới.
Vì vậy, nhà đầu tư nên áp dụng nhiều cách thức phân tích và quản trị rủi ro khác nhau thay vì chỉ sử dụng mỗi MFI trong giao dịch.
Lời kết
Và đó là những thông tin về chỉ báo MFI mà bạn cần quan tâm. Là một nhà đầu tư, việc bạn nắm và hiểu rõ những chỉ báo trên thị trường, cách sử dụng chúng và có thể kết hợp chúng lại với nhau để có thể tối ưu hóa kết quả mang lại được. MFI là một trong những chỉ báo mà bạn có thể bắt đầu tìm hiểu ngay từ bây giờ.