Các mô hình không chỉ xuất hiện ở các thị trường giao dịch những sản phẩm tài chính mà nó còn có mặt ở lĩnh vực kinh tế, tài chính giữa các quốc gia, các ngành hàng, các thương hiệu. Những mô hình này cũng là một trong những điểm nhà đầu tư cần quan tâm vì nó phản ánh nên hiện thực nền kinh tế. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về mô hình chữ V cũng như đặc điểm và cách đầu tư theo mô hình này.
1. Mô hình chữ V là gì?
Mô hình chữ V là viết ngắn gọn của mô hình hồi phục chữ V hay tiếng anh là V-Shaped Recovery, sẽ hiện ra ở cuối thời gian suy thoái trong chu kỳ nèn kinh tế. Mô hình này có giai đoạn đầu là sự thụt lùi của kinh tế và được đưa ra các chính sách để phục hồi.
Tiếp theo đó thì giai đoạn sau của mô hình được tạo ra nghĩa là đang đi lên từ điểm đáy để chạm vào mức đỉnh ở trước nó. Mô hình V-shaped được dùng để đánh giá các chỉ số của nền kinh tế như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lượng hàng sản xuất,…
Khi phân tích kỹ thuật, mô hình này hiện ra thường xuyên nếu có một khoảng thời gian giá đi xuống mạnh, tính thanh khoản chạm ngưỡng lớn nhất và sau đó giá đi lên trở lại rất nhanh. Không thể loại bỏ việc các nhà tạo lập thị trường hình thành nên V-shaped làm cho các trader nhỏ do tâm lý mà bán ra để họ mua vào. Vì vậy mà hình thành các đợt giá giảm mạnh và sau đó tăng lên lại cũng mạnh.
Mô hình V-shaped đã xuất hiện khá nhiều trong những năm gần đây. Chi tiết và ở hình trên, VNINDEX đã tạo ra mô hình này vào khoảng tháng 7 năm 2018 và sau đó là một lần nữa vào đầu năm 2019.
Nếu vậy những mã cổ phiếu có giá có hình thành mô hình này không? Hãy xem qua hình bên dưới:
Ví dụ cho mô hình V-shaped
Mã cổ phiếu PNJ này có mô hình V-shaped khá rõ ràng.
2. Đặc điểm mô hình chữ V
Mô hình hổi phục chữ V là một trong số nhiều loại mô hình suy giảm và tăng lên lại, bên cạnh đó còn có mô hình chữ L, chữ W. chữ U, chữ J. Mỗi hình dáng đều phản ánh cho một loại suy yếu và đi lên lại khác nhau, được hiện ra trên những biểu đồ nhằm phân tích tình tình của nền kinh tế. Những người đã tạo ra các biểu đồ này thông qua việc nhìn nhận những yếu tố ảnh hưởng dến tình hình nền kinh tế ví dụ như GDP (tổng sản phẩm quốc nội), sản lượng sản xuất, tỷ lệ thất nghiệp,…
Ở một giai đoạn suy giảm theo chữ V, nền kinh tế đang yếu đi một cách nhanh chóng tuy nhiên sự hồi phục cũng nhanh chóng. Trường hợp này diễn ra thông thường bởi sự biến động ở các hoạt động kinh tế hình thành do lượng cầu cũng như mức chi tiêu của tiêu dùng tăng mạnh.
Năm 1953, cuộc suy thoái ở Mỹ là một trường hợp điển hình cho mô hình chữ V phục hổi. Nền kinh tế Hoa Kỳ bùng nổ ở những năm đầu 1950, tuy nhiên khi FED nâng mức lãi suất nhằm quản trị lạm phát, nền kinh tế đã đi xuống vào bước vào suy thoái. Sự phục hồi diễn ra chậm rãi trong quý 3 của năm 1953 cho đến quý 4 của năm 1954, nền kinh tế chuẩn bị phát triển di lên với tốc độ nhanh hơn đường xu thế. Vì vậy, khi khi giai đoẹn này được hiển thị trên biểu đồ sẽ hình thành nên dạng chữ V.
3. Làm sao để có thể đầu tư với mô hình chữ V?
Mô hình này không khó để có thể nhận biết. Chỉ cần bạn nhận ra một mã cổ phiểu đang tuột dốc không phanh thì cần đưa ra nghi vấn rằng nó có khả năng phục hổi lại hay không?
Chính doanh nghiệp đó sẽ có được câu trả lời. Ví dụ nếu một công ty không ổn định, không có những chính sách về giá, có các nguồn tin ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp thì việc V-shaped được hình thành là khó có thể xảy ra sau đợt suy giảm. Vì vậy mà bạn không nên quá để ý những mã cổ phiếu này.
Mặc dù vậy, khi mã cổ phiếu của doanh nghiệp tốt, chỉ vì một nguồn tin do những sự cố hay vấn đề tiêu cực mà làm cho giá giảm xuống. Nhưng cac khía cạnh này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Khi đó những trader sẽ bị tâm lý mà bán ra thật nhanh làm cho đường giá tuột dốc còn khốc liệt hơn, hình thành nên giai đoạn đầu của V-shaped.
Khi nhìn vào sự thanh khoản nếu giá càng tuột dốc thì tính thanh khoản càng lớn, bạn cần đặt ra nghi vấn rằng bạn là các nhà giao dịch nhỏ bán ra như vậy thì bên nào sẽ mua vào?
Những người giữ tâm lý ổn định sẽ mua vào, có rất nhiều người vẫn bình tình nắm được tình hình. Tuy nhiên số lượng này khá nhỏ trong số những người muốn bán ra. Khi đó bên mua là những nhà đầu tư theo tổ chức có quy mô.
Khi lượng cung đưa vào thị trường được mua hết thì khi đó giá sẽ tăng lên bởi thị trường chỉ còn lại sức cầu. Đây là thời điểm chu kỳ tiếp theo của mô hình chữ V hiện ra và đó là điểm để bạn có thể đặt lệnh mua.
Theo hình trên có thể thấy PNJ không phải là công ty tệ đến mức bị bán ra quá nhiều từ 120.000 xuống còn 75.000. Khi đó PNJ đang mắc phải một vấn đề hay là tình hình kinh doanh không như mục tiêu đề ra hay có thể mức giá định ra thời gian trước đây khá cao. Tuy nhiên do thị trường đang xuất hiện các tâm lý hoảng loạn nên làm cho mức giá suy gảm đến 40% chỉ trong khoảng 2 tuần.
Bạn hãy nhìn vào tính thanh khaonr đang đi lên và chạm mốc cao nhất ở đáy chữ V thể hiện có một lượng bắt đáy khá cao từ dòng tiền bên ngoài. Diều này dẫn đến sự tăng lên của giá.
Đây chính là phương pháp đầu tư theo V-shaped.
Nếu vậy giá sẽ đi lên đến khi nào? Bình thường thì khả năng hồi phục ở giai đoạn này sẽ ngang bằng với mức giảm ở chu kỳ trước, khi ta áp dụng thêm Fibonacci vào thì mức hồi phục sẽ giao động khoảng 61.8% đến 90%. Mặc dù vậy, trong thực tiễn thì vì chu kỳ giảm hay chi từng đợt và hình thành những chữ V bé hơn ở trong mô hình, vì vậy mà những đợt hồi phục sẽ giống như vậy, vài lúc là đi kèm với những mô hình khác.
4. Mô hình chữ V hồi phục và mô hình chữ L hồi phục:
Ngược lại với mô hình hồi phục chữ V khi mà nền kinh tế tăng trường mạnh mẽ sau đợt suy thoái, mô hình chữ L là hình thức suy giảm và hồi phục kinh tế mạnh mẽ bởi tăng trưởng kinh tế suy yếu nhanh, kèm theo đó là sự dài hạn nền kinh tế phát triển chậm. Mii hình chữ L là hình thức suy yếu cực đại bởi sự hồi phục của nó có khả năng cần đến 100 năm.
Những nước thường sẽ gặp phải những chu kỳ mà nền kinh tế tăng trưởng giảm cứ mỗi vài năm, khi tăng trưởng của nền kinh ết đi xuống khoảng nửa năm và sua đó đi lên lại thì đây được xem là sự suy thoái. Mặc dù vậy, khi mức tăng của nền kinh tế suy yếu mạnh hơn và thời gian kéo dài đến hơn 1 năm thì những nhà kinh tế xem đó là sự khủng khoảng. Bởi mô hình chữ L có sự tăng trưởng kinh tế đi xuống mạnh mẽ và chu kỳ hồi phục bị kéo dài, đình trệ, vì vậy mà nó còn được gọi là sự khủng hoảng nền kinh tế.
Lời kết
Và đó là những thông tin về mô hình chữ V mà bạn cần quan tâm. Nền kinh tế xoay chuyển liên tục làm cho tình hình chung của thị trường cũng biến động theo, từ đó mà nhiều mô hình hiện ra để nhà đầu tư có thể dựa vào đó để đưa ra cho mình những nhận định và dự đoán về thị trường sau này.