Net present value là gì? Để quyết định chấp thuận hay từ chối một dự án nào đó thì các nhà phân tích phải đánh giá thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp quan trọng nhất để họ đánh giá chính là net present value. Chi tiết về net present value thế nào, mời các bạn theo dõi nội dung được cung cấp ở bài viết dưới đây.
1. Net present value là gì?
Net present value là tỷ lệ chênh lệch giữa tổng chi phí đầu tư ban đầu so với giá trị thị trường của các khoản đầu tư đó. Nói một cách khác, đây là giá trị ròng của khoản vốn dùng để đầu tư và dòng tiền đầu ra này là khoản đầu tư tăng giá.
2. Ví dụ về net present value
Ví dụ về net present value là gì được cụ thể như sau: Giả sử, bạn mua lại một ngôi nhà cũ với giá 50.000 đô la và tiến hành chi 50.000 đô la khác để sơn sàn và các chi phí cải tạo khác để sửa chữa lại nó. Tổng số tiền đầu tư được tính là 100.000 đô la. Sau khi việc cải tạo sửa chữa đã được hoàn thành thì bạn niêm yết ngôi nhà lên thị trường và thực tế giá trị thị trường của nó đã lên đến 150.000 đô la. Hay nói một cách khác, giá trị thị trường 150.000 đô la đã vượt quá chi phí 100.000 đô la đầu tư ban đầu.
Kết quả ròng chúng ta sẽ thu được 50.000 đô la chính là lượng giá trị chênh lệch. Đây chính là net present value. Về cơ bản, đây là thước đo giá trị mà chúng tôi tạo ra khi tiến hành một khoản đầu tư.
3. Công thức tính net present value
Lấy thêm một ví dụ nữa như sau: Chẳng hạn như công ty bánh đang xem xét đầu tư 9.000 đô la vào xe tải giao hàng. Công ty ước tính tuổi thọ còn lại của của xe tải là 4 năm mà công ty dự kiến rằng xe tải giao hàng sẽ tạo ra trong 4 năm đó một khoản lời lần lượt là 2.000 đô la, 3.000 đô la, 3.000 đô la và 4.000 đô la.
Bây giờ, chúng ta sẽ đặt những con số này trên 1 trục nằm ngang, trong đó vị trí 0 sẽ là 9.000 đô la mà công ty dự định đầu tư, vị trí 1 sẽ là 2.000 đô la, vị trí 2 sẽ là 3.000 đô la, vị trí 3 là 3.000 đô la và vị trí thứ 4 là 4.000 đô la.
Giả sử rằng tiệm bánh vay khoản đầu tư ban đầu là 9.000 đô la từ một ngân hàng với tỷ lệ 10% thì khoản tiền đó sẽ được gọi là vốn (chi phí). Để tính để tính net present value, trước tiên chúng ta phải tìm ra giá trị hiện tại của dòng tiền vào đầu tiên, sau đó đến dòng tiền thứ 2, dòng tiền thứ 3 và thứ 4.
Từ đó, để tính được net present value thì chúng ta sẽ cộng tất cả các giá trị nêu trên thì kết quả sẽ ra được net present value.
Như vậy, công thức tính net present value của một khoản đầu tư trải qua quá trình như sau:
Trước tiên, tất cả những dòng tiền có liên quan đến khoản đầu tư đều phải được xem xét. Sau đó chúng ta phải tìm một tỷ lệ chiết khấu thích hợp, từ đó cho phép chúng ta thu được net present value của dòng tiền. Thứ ba, chúng ta sử dụng tỷ lệ chiết khấu để tìm giá trị hiện tại của mỗi dòng tiền vào là dương và tăng net present value trong khi dòng tiền ra là âm và giảm net present value. Cuối cùng, chúng ta tổng hợp tất cả dòng tiền chiết khấu và tìm net present value của khoản đầu tư.
Khi chúng ta hoàn thành xong các bước và đưa ra được một con số net present value cuối cùng thì chúng ta có thể quyết định xem một khoản đầu tư có đáng giá hay không. Quy tắc để quyết định xem một kết quả net present value có thực sự tốt hay không đó là một khoản đầu tư sẽ được chấp nhận nếu như net present value là dương và bị từ chối khi net present là âm. Nói một cách khác, khi net present value cao hơn 0, chúng ta có thể đầu tư vào dự án, nếu net present value thấp hơn 0 thì chúng ta không đầu tư vào dự án đó.
Khi tìm ra được giá trị của net present value, chúng ta sẽ sử dụng khoản chi phí cơ hội của vốn được dùng để làm tỷ lệ chiết khấu. Như đã đề cập ở phần trên thì chi phí cơ hội là giá trị thay thế mà các nhà đầu tư bỏ đi khi họ thực hiện một khoản đầu tư. Khi net present value dương thì khoản đầu tư sẽ tăng thêm giá trị bởi vì nó bù đắp nhiều hơn chi phí cơ hội của vốn. Đó là lý do mà tại sao một công ty thực hiện một dự án net present value dương. Ngược lại, những khoản net present value âm sẽ hủy hoại sự giàu của nguồn tiền ban đầu.
4. Một số lưu ý về net present value
Chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được net present value là gì và công thức tính của nó nhờ vào những thông tin cung cấp ở nội dung trên. Tuy nhiên, khi sử dụng và tính toán net present value thì các bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
Khoản lãi suất chiết khấu không nằm trong ý chí chủ quan của doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư mà nó cực kỳ khách quan dựa trên những dự án mà doanh nghiệp đang tiến hành. Do đó, net present value cũng được tính toán một cách khách quan như vậy.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một net present value khác nhau và không có bất kỳ một khoản lãi suất chiết khấu có thể được sử dụng làm quy chuẩn chung.
Khoản lãi suất chiết khấu sẽ xuất phát từ những nhà đầu tư hoặc các loại dự án mà họ đang tiến hành, xuất phát từ thị trường chung hay cũng có thể là nguy cơ rủi ro và mạo hiểm của dự án đó.
Net present value không phải lúc nào cũng mang lại nhiều tín hiệu chính xác. Đôi khi, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải so sánh và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện một dự án nào đó. Nhìn chung, từ số liệu được thống kê thì chúng ta có thể kết luận một điều rằng những dự án nào được đầu tư mạnh tay thì kỳ vọng đem lại net present value càng cao.
Không nên chỉ dựa vào chỉ số net present value vì có thể dẫn đến bỏ qua những yếu tố khác. Các nhà đầu tư nên tìm kiếm và biết kết hợp thêm các chỉ số phân tích khác để hạn chế rủi ro ít nhất có thể.
Net present value đôi khi cũng được sử dụng để tính toán về nền kinh tế chung như ảnh hưởng của dự án đến xã hội, đến tiền thuế và các khoản trợ cấp. Do đó, có rất nhiều dự án nhằm mục đích phục vụ xã hội chẳng hạn xây cầu đường. Về độ sinh lời thì hầu như net present value sẽ nhỏ hơn 0. Tuy nhiên, với khía cạnh xã hội thì đây lại là một điều tốt và dự án này thực sự rất có ích cho xã hội.
Ngược lại với những điều này thì đôi khi những dự án nhận được nhiều ưu đãi và khả năng net present value cao nhưng xét về mặt xã hội thì dự án này lại không nhận được nhiều sự đồng tình và có ích.
5. Lời kết
Hy vọng những chia sẻ về net present value là gì và công thức tính đã được cung cấp ở bài viết sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích và có thêm nhiều góc nhìn đa dạng hơn về nền kinh tế nước nhà.