Operating margin là gì và công thức tính operating margin là điều quan trọng cần hiểu nếu như bạn muốn đánh giá hoạt động của công ty dựa trên báo cáo tài chính và báo cáo lãi lỗ. Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về Operating margin là gì đồng thời hướng dẫn cách tính chi tiết và dễ hiểu nhất.
1. Operating margin là gì?
Biên lợi nhuận (Operating margin) là một chỉ báo về tài chính thể hiện tỷ số giữa lợi nhuận trên doanh số bán hàng. Chỉ báo cũng cho chúng ta biết được doanh nghiệp đang xử lý tài chính tổng thể ở mức độ nào và liệu có tiềm năng để đầu tư hay không.
2. Cách sử dụng Operating margin
2.1. Ví dụ về Operating margin
Để hiểu rõ hơn về Operating margin là gì thì mời bạn đọc theo dõi một ví dụ nhỏ sau đây:
Giả sử chi phí của một chiếc áo mà bạn mua là 150.000 đồng và bạn bán lại chiếc áo này với giá 300.000 đồng thì operating margin là 50%. Cùng một sản phẩm này, bạn bán ra với giá 350.000 đồng thì operating margin lúc này sẽ xấp xỉ 57%.
2.2. Đặc điểm của Operating margin
Vậy operating margin là gì và đặc điểm của nó thế nào? Operating margin được sử dụng một cách cực kỳ phổ biến và nó được áp dụng với hầu hết các doanh nghiệp. Đây là số liệu cực kỳ quan trọng và được thể hiện trong báo cáo hằng năm của các doanh nghiệp.
Operating margin được chia thành 3 loại biên lợi nhuận chủ yếu đó là Operating profit margin, Operating margin và Gross margin. Cả 3 loại biên lợi nhuận này đều được thể hiện trong báo cáo hằng năm mà các doanh nghiệp phát hành. Trình tự của 3 loại này được sắp xếp như sau: Khi doanh nghiệp bán được hàng và tính toán tiền doanh số và trừ đi các khoản phí dư thừa thì sẽ cho ra Gross margin. Đối với các khoản phí ngoài lề chẳng hạn như khoản tiền dùng cho việc sửa chữa, thuê quảng cáo, mặt bằng thì đó được gọi là Operating profit margin.
Operating margin sẽ là khoản tiền cuối cùng mà các doanh nghiệp đã trả hết thuế và nợ có liên quan. Nhờ vào việc xem xét operating margin mà chúng ta có thể biết được liệu doanh nghiệp A có thực sự đang phát triển hay không. Do vậy mà operating margin luôn là yếu tố cốt yếu được các doanh nghiệp cân nhắc để nâng cao và duy trì.
Chính vì vậy, nếu như bạn là nhà đầu tư và muốn biết được doanh nghiệp mà mình chuẩn bị bỏ vốn vào có thực sự vững mạnh và phát triển hay không thì phải xem Operating margin của doanh nghiệp đó. Trường hợp bạn là chủ doanh nghiệp cũng có thể áp dụng cách này để tính toán và lập ra những định hướng sắp tới.
3. Vai trò của operating margin
Operating margin là gì và vai trò thế nào? Đây là một chỉ báo khá chính xác trong việc đánh giá được tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thế nào, có thực sự đang ổn định và tiến triển tốt hay không. Nếu như thu nhập cho biết doanh số bán hàng thì khi sử dụng operating margin, bạn có thể đo lường được hiệu quả kinh doanh cũng như đánh giá được khả năng sinh lời.
Nếu lợi nhuận cho biết tổng tiền lãi doanh nghiệp thu về thì thông quan Operating margin, những người quản lý có thể căn cứ vào điều này để điều chỉnh lại giá cả cũng như kiểm soát lại các chi phí để tổng tiền lãi đó được tăng lên.
Một số ngành đạt lợi nhuận cao thường rơi vào các doanh nghiệp kinh doanh hàng xa xỉ như các doanh nghiệp kinh doanh hàng công nghệ, phần mềm, dược phẩm. Chẳng hạn như Operating margin của Microsoft được thống kê theo quý trong năm 2019 và 2020 đều ở mức xấp xỉ 30%, cao nhất là 39,11% ở Quý 2 năm 2019. Ngoài ra, Apple cũng là công ty có operating cao ngất ngưỡng, có thể lên tới 40%.
Điều này có nghĩa là trong 1000 đô la mà bạn trả cho Apple thì 400 đô la sẽ trở thành lợi nhuận cao hơn chi phí vật liệu và chi phí về nhân công rất nhiều.
Cuối cùng thì, việc nắm vững về Operating margin không những phản ánh được kết quả lưu thông hàng hiện tại mà còn giúp cho doanh nghiệp có thể hoạch định được những bước đi tiếp theo cho con đường kinh doanh được suôn sẻ và phát triển rõ ràng hơn. Từ đó thì mới trở thành nơi được nhiều nhà đầu tư chú ý đến.
4. Công thức tính Operating margin
Operating margin là gì và công thức tính operating margin sẽ bằng lợi nhuận hoạt động chia cho doanh thu. Trong đó, lợi nhuận hoạt động sẽ bằng doanh thu trừ đi giá vốn bán hàng và trừ đi chi phí hoạt động. Khi đó, kết quả khi thực hiện phép trừ giữa doanh thu và giá vốn bán hàng sẽ được gọi là lợi nhuận gộp.
Chúng ta hãy xem qua một ví dụ về công thức này như sau:
Theo như báo cáo thu nhập cuối năm 2018 của công Hasbro, giả sử như bạn nhận thấy được rằng trong phần trình bày thu nhập của họ thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được đưa ra cụ thể, rõ ràng. Vì vậy mà công thức tính operating margin sẽ thực sự đơn giản hơn rất nhiều khi mà chúng ta chỉ việc chia con số này cho doanh thu.
Tuy nhiên, trường hợp bạn gặp một báo cáo tài chính không có lợi nhuận hoạt động thì công thức tính thế nào: Lấy doanh thu trừ đi chi phí được bán và trong tất cả các chi phí khác liên quan đến hoạt động kinh doanh. Tức là trong việc phân phối và sản xuất, quản lý hàng hóa hoặc dịch vụ mà công ty tạo ra thì nó không bao gồm thuế và lãi suất. Vì vậy trong tình huống này, chi phí hoạt động sẽ bao gồm toàn bộ mọi thứ trừ thuế và lãi suất.
Từ đó, chúng ta sẽ tính được Operating margin của Hasbro: 331 triệu USD chia cho 4.58 tỷ USD sẽ ra được operating margin là 0.072 hay 7.2%.
Để đánh giá được liệu rằng Hasbro có phải là một công ty thực có tiềm năng thì trước tiên, biện pháp cần phải làm đó là so sánh với các công ty trong cùng ngành nghề kinh doanh đó. Theo số liệu thống kê hiện nay thì tỷ lệ operating margin của Hasbro nằm ở giữa so với các công ty còn lại như Lego và Spin master. Tuy nhiên thì ít nhất nó vẫn nằm trong vùng lãnh thổ có dấu hiệu khả quan trên tỷ suất lợi nhuận của Mattel.
Thứ hai, chúng ta có thể so sánh operating margin của Hasbro theo từng năm một. Theo như số liệu thống kê, vào năm 2016, operating margin của Hasbro đạt 15.7% và đạt 15.6% vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2018 thì tỷ lệ này đang thấp ở mức đáng báo động. Nó cho thấy việc quản lý hoạt động kinh doanh của Hasbro đang ở mức kém đi và hiện tại đang ở mức thấp nhất của ngành.
Operating margin thường được sử dụng để so sánh các công ty trong cùng ngành nghề, lĩnh vực có số nợ khác nhau. Nó chỉ cho phép chúng ta dồn tất cả sự chú ý vào vào hoạt động của công ty nào đó mà không có bất kỳ sự liên quan nào đến hoạt động kinh doanh đó diễn ra ra sao, đã được vốn hóa hay đánh thuế hay chưa.
5. Lời kết
Như vậy, những chia sẻ về operating margin là gì và công thức tính đã được chúng tôi cung cấp cực kỳ chi tiết ở bài viết trên. Và có thể thấy rằng, để kiểm tra hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp khác thì chú ý đến Operating margin là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với một nhà đầu tư thông minh.