Trong kinh doanh, NPV là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của một kế hoạch, dự án đầu tư. Vì thế, những ai muốn đạt được hiệu quả khi kinh doanh hay đầu tư cũng đều phải hiểu và đánh giá được NPV. Chỉ số này được dùng để đánh giá trong quá trình phân tích dòng tiền. Để hiểu rõ nét hơn về những đặc điểm và những yếu tố liên quan đến NPV hãy cùng đi sâu vào phân tích chỉ số đo lường mức độ hiệu quả đầu tư này.
NPV là gì?
NPV được gọi đầy đủ là Net Present Value, với ý nghĩa là giá trị hiện tại ròng. NPV chính là chỉ số thể hiện giá trị dòng tiền khi thực hiện phân tích dự án kinh doanh. Đánh giá những dòng tiền ra và vào của dự án bằng cách đưa dòng tiền về một thời điểm cụ thể.
Chỉ số NPV được ứng dụng rất nhiều trong quá trình thực hiện việc tính toán các loại vốn. Hoặc sử dụng để phân tích trong quá trình đầu tư để tìm ra khả năng mang về lợi nhuận của một khoảng đầu tư nào đó.
Làm thế nào để tính NPV?
Để phân tích được khả năng tạo ra lợi nhuận của một dự án, trong quá trình phân tích không thể bỏ qua được chỉ số này. NPV thể hiện được sự khác nhau bằng cách tính toán sự chênh lệch giá trị các dòng tiền vào so với dòng tiền ra trong cùng một mốc thời gian hiện tại. Chỉ số NPV sẽ được tính toán theo cách sau đây:
Trong đó:
Ct: Tài sản hay dòng tiền ròng của kế hoạch, dự án tại mốc thời gian t
C0: Chi phí ban đầu để triển khai dự án kinh doanh.
t: Khoảng thời gian xác định giá trị dòng tiền.
r: Mức độ, tỷ lệ chiết khấu.
n: Thời gian dự án triển khai.
NPV có ý nghĩa gì khi phân tích?
Khi thực hiện tính toán chỉ số NPV chúng ta sẽ căn cứ vào kết quả này để dễ dàng thấy. NPV chỉ cho 3 kết quả dương, âm hoặc bằng không. Đối với từng trường hợp thì ý nghĩa mà nó thể hiện cũng khác nhau tương ứng với những kết quả cụ thể như sau:
Khi NPV lớn hơn 0 cho thấy một điều rằng trên số liệu thống kê thể hiện được kết quả của khoảng đầu tư hay dự án kinh doanh có được lợi nhuận khi doanh thu đang lớn hơn chi phí bạn bỏ ra. Nhà đầu tư có thể thực hiện dự án này.
Khi NPV nhỏ hơn 0 cho thấy dự án hay kết quả kinh doanh không sinh ra lợi nhuận khi chi phí bạn bỏ ra quá lớn. Điều này đồng nghĩa với kế hoạch đầu tư đang thua lỗ, trong trường hợp này vẫn có khả năng dự án sẽ có lợi nhuận kế toán hoặc thu nhập ròng. Tuy nhiên nó không đủ lớn so với chi phí bạn bỏ ra.
NPV = 0, cho thấy kế hoạch đầu tư hay dự án kinh doanh đang hòa vốn.
Dựa vào những kết quả này chúng ta cũng dễ dàng nhận ra đâu là NPV với kết quả tốt. Dựa vào các kết quả NPV khi phân tích để có những quyết định đầu tư và kinh doanh phù hợp.
NPV và IRR có tương quan với nhau như thế nào?
Sự khác biệt
Quá trình tính toán NPV sẽ cho ra kết quả có giá trị tuyệt đối. IRR khi tính toán sẽ cho ra kết quả theo tỷ lệ %.
Mục đích của NPV và IRR cũng khác nhau khi NPV được dùng để chúng ta xác định mức độ hiệu quả, thặng dư của dự án. Trong khi đó IRR được dùng để xác định mốc hòa vốn.
Chúng ta có thể dựa vào chỉ số NPV để ra quyết định thực hiện hay không, Tuy nhiên không thể dựa vào IRR để quyết định. Cụ thể một dự án có mức IRR = 16%, với chi phí bỏ ra nhỏ hơn 16%, trong trường hợp này dự án có thể tạo ra được lợi nhuận. Tuy nhiên nếu chi phí vốn cao hơn 16% thì dự án không thể được chấp nhận.
Dòng tiền khi tính IRR có thể cho ra kết quả âm hoặc cho ra nhiều kết quả, nguyên do là thời gian tính toán. NPV thì không xảy ra trường hợp này.
NPV có những điểm tích cực nào?
NPV nhận được sự tin cây của đa số những người phân tích bởi lẽ nó có những điểm tốt so với cách đánh giá của những chỉ số tài chính khác. Những điểm lợi mà nó mang lại trong đánh giá đó là tính so sánh, dễ dàng sử dụng hoặc tùy chính. Sau đây là những điểm tốt mà NPV mang đến.
Dễ so sánh
NPV khi được xác định từ quá trình tính toán nhiều dự án giúp các nhà đầu tư dễ dàng quan sát dự án này so với kế hoạch đầu tư khác. Xét về bản chất thì NPV sẽ đưa các khoảng tiền đầu tư trở về cùng một mốc thời gian để đánh giá tính hiệu quả. Và quyết định đầu tư chỉ cần dựa vào NPV.
Dễ dàng tùy chỉnh
Người tính toán NPV cũng có thể dễ dàng hiệu chỉnh lại các yếu tố cấu thành cũng như những nguồn tài chính và mục đích cụ thể. Đối với những trường hợp có mức độ rủi ro cao, chúng ta có thể tùy chỉnh mức độ chiết khấu để có sự nhận xét khách quan hơn.
NPV cũng còn tồn tại một số điểm thiếu sót
Không có chỉ số đánh giá nào là hoàn hảo, và NPV cũng tương tự. Bên cạnh những điểm tốt thì NPV cũng mang đến những điểm hạn chế đó là tính chưa chính xác cao, không đề cập đến quy mô tổng thể và chưa nhắc đến chi phí cơ hội.
Không thể tính toán chính xác
Để có thể tính toán NPV thì quá trình xác định cần phải biết được chính xác về tỷ lệ chiết khấu cho từng dòng tiền trong suốt quá trình hoạt động của dự án cũng như thời điểm thực hiện thống kê dòng tiền. Thế nhưng thực tế điều này rất khó để xác định chính xác. Vì thế mà chỉ số NPV cũng không hề hoàn hảo như vậy.
NPV chưa tính đến chi phí cơ hội
Chỉ số NPV mang đến kết quả đầu tư của dự án nào là tốt nhất trong cùng một thời điểm. Thế nhưng, chỉ số này chưa hề đề cập đến những chi phí cơ hội của quá trình đầu tư đó. Điều này có nghĩa trong khoảng thời gian không dùng vốn cho quá trình đầu tư hiện tại, thì tương lai sẽ có những dự án mang lại kết quá tốt hơn. Nếu đầu tư vào kết quả NPV dương tốt nhất tại thời điểm này xét thêm yếu tố tương lai thì chưa hẳn kết quả này đã tốt nhất.
Chưa xem xét đến quy mô đầu tư
NPV không đề cập đến quy mô của kế hoạch đầu tư. Vậy tại sao NPV không đánh giá được mức độ của dự án? Hãy cùng theo dõi ví dụ này:
Một người đầu tư đang nghiên cứu hai dự án là A và B. Dự án A cần một số vốn là 6 tỷ với mức NPV được tạo ra ra là 1.3 tỷ. Dự án B với số vốn bỏ ra là 3 tỷ và NPV tính toán được là 0,9 tỷ đồng. Dựa vào kết quả của NPV hai dự án thì dự án A sẽ có NPV có kết quả lớn hơn. Thế nhưng nếu xét về số vốn bỏ ra thì dự án B lại có lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh hơn.
Tổng kết
NPV cho bản thân các nhà đầu tư thấy được kết quả kinh doanh của các kế hoạch khi đưa toàn bộ những dòng tiền cùng quy về một mốc thời gian cụ thể. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán và đánh giá cũng cần cân nhắc đến những yếu tố ảnh hưởng khác như quy mô dự án, chi phí cơ hội và những yếu tố cấu thành khi tính toán dòng tiền.