P/E là gì? Tìm hiểu về công cụ nhận định giá trị cổ phiếu

0
1186

Khi mới tham gia đầu tư tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán, chắc hẳn ai cũng có một thắc mắc rằng:”Làm sao để biết một mã cổ phiếu trên thị trường có khả năng sinh lời cao hay thấp?”. Liệu cổ phiếu mình vừa mua đang có giá cao hay thấp hơn so với giá thị thực tế của chúng? Đây đều là những câu hỏi rất dễ hiểu chính vì thế mà P/E đã ra đời. Chỉ số P/E là một trong rất nhiều công cụ tài chính được sử dụng để nhận định giá trị của một loại tài sản trên thị trường chứng khoán. Vậy làm thế nào để sử dụng P/E? Công dụng và ý nghĩa của P/E trong quá trình xác định giá trị của cổ phiếu.

1. Chỉ số P/E là gì?

Price to Earning Ratio chính là chỉ số được sử dụng cho quá trình nhận định giá trị của một mã cổ phiếu trên thị trường so với giá trị thực của chúng, P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu so với lãi thu được trên một đơn vị cổ phiếu(EPS).

Chỉ số Price to Earning Ratio.
Chỉ số Price to Earning Ratio.

Trong trường hợp P/E cho ra một kết quả thấp thì có thể nhận định rằng cổ phiếu hiện tại đang có giá trị thực cao hơn giá thị trường hay cổ phiếu hiện tại đang rẻ và ngược lại. Dưới góc nhìn khác của nhà đầu tư, P/E được xem là điểm hòa vốn, dựa vào mốc giá trị này, NĐT sẽ phần nào xác định được khi nào mình sẽ đạt được giá trị hòa vốn.

2. Hệ số P/E với giá trị bao nhiêu là tốt?

P/E đạt giá trị tốt sẽ cho ra kết quả như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trước đó chúng ta cần phải tìm hiểu xem những nguyên nhân khiến cho giá trị P/E cao hay thấp trong những trường hợp cụ thể:

2.1 Chỉ số P/E cao

Doanh nghiệp hoạt động với P/E cao thì trường sẽ mang tới một tín hiệu khả quan đối với nhà đầu tư trên thị trường rằng trong tương lai, cổ phiếu này sẽ đạt giá trị tốt nhờ vào sự tăng trưởng đó. Đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, họ thông thường sẽ dành ra một khoản đầu tư cho những mã cổ phiếu lớn trên thị trường để kỳ vọng vào P/E cao sẽ mang lại lợi nhuận. Chính vì thế mà P/E của các doanh nghiệp lớn thường sẽ có giá trị cao.

Đánh giá kết quả P/E thể hiện.
Đánh giá kết quả P/E thể hiện.

Tuy nhiên, một tổ chức kinh doanh với P/E cao lại có thể là dấu hiệu của tình hình vận hành hoạt động không hiệu quả, những chỉ số phân tích tài chính xác sẽ phân tích điều này một cách dễ dàng nhất. Nếu một doanh nghiệp có hoạt động không hiệu quả sẽ khiến cho EPS đạt giá trị thấp hoặc gần bằng 0. Điều này sẽ dẫn tới việc cho ra kết quả P/E cao và khiến NĐT gặp những hiểu lầm trong quá trình phân tích cổ phiếu.

2.2 Chỉ số P/E thấp

Khi chỉ số P/E thấp tại một giai đoạn nào đó của doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể doanh nghiệp có những thay đổi khiến cho hoạt động mang lại kết quả tốt hơn, điều này làm cho EPS đạt giá trị tăng và khiến cho P/E cho ra kết quả thấp. NĐT khi phân tích P/E cần phải lưu ý đến trường hợp này bởi có thể cổ phiếu có P/E thấp hiện đang bị thị trường định giá thấp so với giá trị thực của chúng, hay có thể hiểu giá cổ phiếu đang rẻ, điều này sẽ mang lại lợi thế cho nhà đầu tư.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể khiến cho P/E của các công ty cho ra kết quả thấp đó là những nguồn lợi nhuận bất thường trong quá trình hoạt động như thành lý tài sản, bán công ty con… Những khoản lợi nhuận xuất phát từ các trường hợp trên thường sẽ không đạt được một sự bền vững trong dài hạn. Bởi đây là những khoản lợi nhuận không được hình thành từ các hoạt động kinh doanh cốt loại của một tổ chức cũng như hoạt động này không có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại.

Lý do cuối cùng khiến cho giá trị P/E thấp đó là xuất phát từ những thành viên là cổ đông hiện tại của một tổ chức. Cụ thể, khi họ không nhận thấy được tiềm năng tăng trưởng tốt của tổ chức trong tương lai, thì việc bán ra cổ phiếu để đảm bảo lợi nhuận là điều dễ hiệu. Việc bán ra cổ phiếu sẽ khiến cho giá cổ phiếu xuống thấp từ đó cũng làm cho P/E đạt giá trị thấp hơn trong một giai đoạn kinh doanh. Thế nhưng nếu tình huống này diễn ra thì cổ phiếu trên thị trường sẽ không được đánh giá là rẻ bởi doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không tốt đồng thời không có kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong tương lai.

3. Phân tích P/E trong chứng khoán có ưu điểm gì?

Công dụng của P/E trong phân tích chứng khoán.
Công dụng của P/E trong phân tích chứng khoán.

P/E sử dụng dễ dàng bởi chỉ cần một vài bước tính toán đơn giản đã có thể xác định được giá trị của P/E. Đây là một công cụ được nhiều nhà đầu tư sử dụng để phân tích doanh nghiệp. Ngay cả những NĐT mới cũng có thể sử dụng một cách đơn giản nhưng vẫn có hiệu quả.

Tính hiệu quả là điều được rất nhiều NĐT đánh giá cao ở phương pháp P/E, bởi P/E còn thể hiện được tâm lý chung của thị trường nhờ vào xác định giá của cổ phiếu. Vì vậy nên P/E được xem là một trong những chỉ số tốt cần được ứng dụng trong cả quá trình định giá doanh nghiệp trên thị trường.

P/E còn là công cụ để đánh giá tâm lý chung của thị trường. P/E không chỉ có công dụng trong việc xác định giá trị thực của một loại cổ phiếu mà nó còn có thể được dùng để thăm dò và nắm bắt tâm lý chung của thị trường. Bởi vì VN index là chỉ số được tổng hợp dựa vào tỉ trọng của toàn bộ những cổ phiếu được xuất hiện trên sàn.

4. Phân tích P/E có nhược điểm như thế nào?

P/E là một công cụ phân tích mang lại những khía cạnh quan trọng cho quá trình đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên khi vào trường hợp kinh doanh không hiệu quả khiến cho P/E âm, kết quả sẽ không phản ánh được tình trạng thực sự của tổ chức.

Sử dụng P/E để đánh giá thông qua EPS sẽ là một việc làm khá thiếu sót khi chưa cân nhắc tới những yếu tố như lợi nhuận bền vững của một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Thực tế, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể can thiệp vào lợi nhuận bằng cách sử dụng nghiệp vụ kế toán để khiến chúng tăng hoặc giảm nhằm đạt được mục đích riêng cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng chỉ số P/E

P/E là một trong những chỉ tiêu hiệu quả để hỗ trợ quá trình đầu tư chứng khoán. Thế nhưng khi sử dụng P/E, NĐT cũng cần phải lưu ý một số vấn đề như:

P/E không cho ra một kết quả hữu ích khi những doanh nghiệp chưa tạo ra được lợi nhuận hoặc trong tương lai có kết quả kinh doanh lỗ hoặc không lợi nhuận như những gì kỳ vọng. Điều này có ảnh hưởng tới P/E khi EPS Forward và EPS Trailing âm, khiến cho P/E không mang nhiều ý nghĩa. Vì thế, khi gặp những trường hợp như thế, NĐT nên sử dụng các công cụ khác.

Những thông tin về lợi nhuận có thể bị chi phối bởi những thủ thuật trong nghiệp vụ kế toán với mục đích điều chỉnh lợi nhuận để đạt được những mục đích khác cho doanh nghiệp.

Khi sử dụng P/E hay những chỉ tiêu đánh giá khác cần phải có sự kết hợp với những chỉ số tài chính nhằm để đạt độ tin cậy lớn hơn trong quá trình phân tích. Từ đó khiến những quyết định đưa ra có phần tin cậy hơn là việc chỉ sử dụng một công cụ duy nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây