Tất tần tật kiến thức về hoa hồng môi giới mà bạn cần biết

0
1443

Hoa hồng môi giới là một khái niệm được dùng với mục đích vĩ mô là thúc đẩy việc phát triển hoạt động kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ đến tay người dùng. Để hiểu rõ hơn về hoa hồng môi giới là gì mời các bạn theo dõi thông tin tổng hợp ở bài viết dưới đây.

1. Hoa hồng môi giới được hiểu như thế nào?

Hoa hồng môi giới được thể hiện dưới hình thức là một khoản tiền được chi trả cho bên trung gian đã có vài trò trong việc làm cầu nối giữa bên mua và bên bán với nhau. Mức chi trả hoa hồng thường được quy định cụ thể theo pháp luật.

hoa hồng môi giới
Hoa hồng môi giới là gì

2. Hoa hồng môi giới theo quy định của pháp luật

Hiện tại pháp luật Việt Nam đã có những quy định cực kỳ chặt chẽ về tiền hoa hồng và mỗi một lĩnh vực có sự đặc thù như lĩnh vực chứng khoán bảo hiểm thì sẽ được quy định riêng với một mức tiền thưởng khác nhau.

Về bản chất, khái niệm tiền hoa hồng không được giải thích cụ thể trong hầu hết các văn bản hiện nay. Người ta sẽ tự mặc định đây là một khoản tiền thù lao mà công ty dành cho bên trung gian đã có công sức giới thiệu sản phẩm của mình đến cho đối tác hoặc khách hàng.

Tuy nhiên, một vài văn bản mới nhất hiện nay cũng đã đề cập đến đại lý hoa hồng. Đây là một loại hình kinh doanh có chính thức đăng ký hành nghề môi giới và họ sẽ thực hiện công việc mua hoặc bán những hàng hóa mà bên giao đại lý đưa ra. Sau khi hàng hóa được bán ra thành công thì họ sẽ hưởng mức hoa hồng theo đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng môi giới ban đầu. 

Thông thường, mức hoa hồng này sẽ do các bên tự quyết định dựa trên giá cả cũng như tổng các chi phí có liên quan đến hàng hóa rao bán. Hành vi chi trả hoa hồng như một sự khuyến khích để giúp cho đôi bên cùng hợp tác có lợi hơn. 

Chẳng hạn như trong ngành bảo hiểm thì những đại lý trung gian sẽ nhận được tiền hoa hồng đáp ứng đúng theo Thông tư 50/2017/TT-BTC với mức tối đa mà họ sẽ được hưởng là 10 %, mức tối thiểu mà họ được hưởng là 0,3%. 

Ngoài những lĩnh vực đặc thù nói trên thì số tiền mà bên trung gian nhận được hầu như không bị giới hạn về các mức trần hoặc mức kịch.

hoa hồng môi giới
Quy định về hoa hồng môi giới

3. Hoa hồng môi giới được hợp thức hóa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Pháp luật cũng đã quy định rõ về những điều kiện khiến cho các khoản hoa hồng trở thành một trong những loại chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Cụ thể là chi phí này phải đáp ứng đủ những tiêu chí dưới đây. 

Tiêu chí thứ nhất là các khoản tiền liên quan đến hoa hồng phải được bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất mua bán của doanh nghiệp. Một khi phí hoa hồng không nhằm mục đích dành cho việc kinh doanh thì nó sẽ không được xem là chi phí hợp lý.

Tiêu chí thứ hai là những khoản phí hoa hồng này phải được thể hiện bằng các chứng từ minh bạch, cụ thể, rõ ràng với những loại tài liệu sau đây: Hóa đơn hoặc chứng từ cho thấy bên trung gian đã chi trả một khoản tiền hoặc các loại chứng từ liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, hợp đồng môi giới (nếu có) hoặc là tài liệu liên quan đến việc mua bán hàng hóa hoặc các loại tài liệu chứng minh rằng việc trao đổi này đã được hoàn thành. 

Lưu ý rằng những loại giấy tờ được coi là hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất nếu như minh chứng được thể hiện dưới dạng hợp đồng môi giới thì hợp đồng này phải được lập giữa một bên là cá nhân môi giới không trực tiếp đăng ký lĩnh vực môi giới mà họ chỉ thực hiện công việc môi giới nhằm mục đích kinh doanh mà thôi. 

Đối với loại hợp đồng môi giới mà một bên môi giới là tổ chức hoặc cá nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là môi giới thì phải có đầy đủ các hóa đơn giá trị gia tăng và những loại phiếu hoặc giấy báo nợ.

4. Phương pháp hạch toán hoa hồng môi giới

Hạch toán về tiền hoa hồng là công việc quan trọng mà kế toán phải làm để có thể đưa khoản hoa hồng này vào hệ thống các chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Ta sẽ tiến hành hạch toán bằng cách tìm ra được những chỉ báo về: Nợ tài khoản, 111, 112, nợ tài khoản 641, Tài khoản 333.5 trong trường hợp bên trung gian môi giới là cá nhân không kinh doanh ngành nghề này. 

Trường hợp một cá nhân thay vì nhận khoản tiền môi giới thì họ lại tiến hành nộp khoản thuế đó cho nhà nước thì khi đó, chúng ta cần tìm các chỉ báo tương tự như trường hợp trên, tức là khoản nợ thanh khoản 111,112, 333.5

Ví dụ: Công ty ACB có nhu cầu mở rộng ra thị trường các loại hàng hóa của mình nên đã lập một hợp đồng môi giới với người môi giới là bà A. Vào ngày 2/3/2021, Công ty ACB tiến  hành bán hàng hóa cho bên thứ 3 được bà A môi giới là doanh nghiệp M với số lượng sản phẩm là 200, với mỗi đơn giá thu được 30.000 đồng. Theo như hợp đồng thỏa thuận thì người môi giới là bà A sẽ được hưởng mức hoa hồng với tỷ lệ là 0.2% trên toàn bộ tất cả những giá trị mà bên Công ty M đã tiến hành thanh toán. 

Từ đó, tiền hoa hồng mà công ty ABC phải trả cho bà A đó là 1 triệu 200 nghìn đồng. 

hoa hồng môi giới
Hạch toán hoa hồng môi giới

5. Những tài liệu hợp lệ để chi trả hoa hồng

Để các khoản hoa hồng này được minh bạch và rõ ràng thì người ta cần phải dùng đến các tài liệu chứng minh. Đây chính là những minh chứng cụ thể nhất thể hiện các khoản thu chi đầu ra đầu vào, và cũng là căn cứ để tính tiền hoa hồng cho người môi giới.

Trong trường hợp người môi giới không trực tiếp hành nghề môi giới thì cần có những loại tài liệu sau đây:

Hợp đồng môi giới: Hợp đồng này phải có quy định cụ thể và chi tiết về việc 2 bên có xác lập một quan hệ môi giới và việc môi giới này là nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động, kinh doanh của công ty.

Các loại chứng từ có xác nhận đã chi tiền cho bên môi giới hoặc chứng từ mà bên môi giới đã bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. 

Trong trường hợp người môi giới trực tiếp kinh doanh và hành nghề môi giới thì chúng ta sẽ cần những loại tài liệu sau:

Hợp đồng môi giới: Hợp đồng này phải có quy định chi tiết về chi phí dùng để chi trả cho việc môi giới như thế nào, mục đích của hoạt động môi giới phải dùng để phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, các mức tỷ lệ phần trăm hoa hồng mà bên môi giới được hưởng ra sao. 

Chứng từ có xác nhận đã chi tiền cho bên môi giới, ngoài ra thì các bạn cũng cần chuẩn bị một loại giấy gọi là giấy báo nợ (nếu có).

6. Lời kết

Như vậy thì bài viết trên đây đã tổng hợp tất tần tật những kiến thức về hoa hồng môi giới mà bạn cần biết. Dù cho bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào thì việc tiếp xúc với bên môi giới là một điều không phải quá hiếm gặp. Do vậy mà hiểu biết những kiến thức về chi phí, tỷ lệ môi giới sẽ giúp cho bạn có những quyết định sáng suốt hơn khi làm việc. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây