Co founder là gì, vai trò và kinh nghiệm startup cho họ

0
2643

Đối với một doanh nghiệp khi muốn bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì bên cạnh các yếu tố cơ bản như vốn, nguồn lực, nhà tài trợ, chiến lược,… thì hầu như những startup đều có một hay một nhóm người đồng hành cùng chủ doanh nghiệp trong quá trình vận hành. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về co founder là gì cũng như các thông tin về vị trí này trong doanh nghiệp.

1. Co founder là gì?

Co founder được dịch ra tiếng Việt là người đồng sáng lập. Trong đó từ founder có nghĩa là người sáng lập, còn từ “co” là một tiền tố có nghĩa là đồng, cùng. Co founder là người hợp tác, đồng hành cùng những cá nhân hay tổ chức có cùng chí hướng thành lập doanh nghiệp nào đó.

Như vậy có thể nói, khi trong một doanh nghiệp, một tổ chức khi có hai người cùng trở thành chủ trở lên thì trong số đó có thể được là co founder của doanh nghiệp.

Thực tiễn có thể thấy phương thức đồng sáng lập trong các tổ chức, công ty xuất hiện rộng rãi ngày nay, nhất là với những doanh nghiệp startup, mới bắt đầu. Khi công ty được quản trị và điều hành bởi một team lãnh đạo dưới dạng là cùng nhau hợp tác, khi đó có nhiều chất xám đổ vào doanh nghiệp, mọi mặt được xem xét kỹ lưỡng và có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong ngắn hạn.

co founder
Co founder là gì?

2. Các Co founder nổi tiếng:

Ở mảnh khởi nghiệp, startup, khi một doanh nghiệp mà chỉ có một người đứng ra vận hành thì đây được gọi là founder của công ty. Còn khi mà doanh nghiệp này được vận hành và xây dựng từ ít nhất là 2 người thì đây được xem là co founder của công ty. Ở các tập đoàn lớn trên thế giới cũng có nhiều nhà đồng sáng lập mà chắc hẳn đã được nhiều người biết đến như:

Tập đoàn Microsoft được ra đời bởi hai nhà đồng sáng lập là Bill Gates và Paul Allen

Google được ra đời bởi hai nhà đồng sáng lập là Sergey Brin và Larry Page

3. Sự khác biệt giữa Founder và Co founder

Như đã đề cập, định nghĩa founder là gì nghĩa là về một người sáng lập đơn lẻ, người chủ công ty theo kiểu cổ điển từ xưa đến bây giờ. Founder sẽ là những cá nhân có tầm nhìn xa, mối quan hệ rộng và hiểu biết nhiều. Họ sẽ tận dụng nguồn lực và khả năng của mình nhằm hình thành một doanh nghiệp, một hệ thống công ty riêng.

Còn với co founder là một đội ngũ những nhà sáng lập, có có cùng một chí hướng, lý tưởng và mục tiêu. Do đó họ đồng hành cùng với nhau nhằm tạo ra một công ty và hợp tác nhằm mang doanh nghiệp của mình ngày càng trở nên phát triển và vững mạnh. Những nhà đồng sáng lập có sự gắn kết với nhau khá chắc chắn. 

Họ là những người đi trên cùng một con đường, cóp góp sức và cả vốn vào tạo lập một doanh nghiệp. Do đó, khi cần đưa ra một quyết định nào đó thì họ cần phải bàn luận và có sự thống nhất chung. Thông thường thì sẽ không có một co founder nào có thể tự mình quyết định các việc lớn của doanh nghiệp, tất cả đều được chấp thuận từ những nhà đồng sáng lập để có thể thực hiện.

co founder
Sự khác nhau giữa founder và co founder

Founder sẽ tự do hơn không cần phải thông qua ý kiến từ bất kỳ ai khi muốn đưa ra một quyết định nào đó. Họ cũng không nhất thiết phải sử dụng nguồn vốn từ ai khác. Nhưng đây bên cạnh là ưu điểm cũng là nhược điểm của nó. Do phải tự lực gánh sinh nên founder cần một mình quản trị và điều hành mọi mặt, tự cân nhắc và đưa ra sự lựa chọn. Lúc này thì người founder sẽ có khối lượng công việc cực kỳ lớn khi không có co founder bên cạnh.

4. Những bất đồng dễ xảy ra giữa các co founder

4.1 Bất đồng trong tính cách

Có một thực tế mà chúng ta ai cũng biết đó là con người được sinh ra với mỗi quan niệm, tính cách, môi trường sống khác nhau, sẽ rất khó có trường hợp mà tất cả những co founder của một tổ chức lại có cùng một tính cách, cách nghĩ. Họ có những quan niệm khác nhau, cách hành động và xử lý không giống nhau, tư duy cũng riêng biệt. Do đó mà thường thì trong một nhóm các nhà đồng sáng lập lại những cách thức giải quyết chung, người này cần là người có uy tín và vị thế trong nhóm các co founder.

Co founder là những người thủ lĩnh dẫn dắt công ty, khi không có họ dĩ nhiên doanh nghiệp không thể hoạt động. Do đó, họ cần phải hòa hợp với nhau trong những bất đồng về tính cách, việc này không quá khó, chỉ cần họ đem sự phát triển của công ty lên đầu tiên thì họ sẽ có thể nhìn chung về một hướng mà không đặt cái tôi cá nhân quá cao.

4.2 Bất đồng về mặt cảm xúc

Thông thường thì cả những người sáng lập hay đồng sáng lập đều che giấu hay cố giữ lại những bất mãn về cảm xúc trong lòng, tuy nhiên khi họ đã cố giữ lại hay cho qua lẫn nhau thì sẽ khó đi cùng nhau lâu dài và tối ưu công việc. Chỉ khi nào giải quyết được những khó khăn và cùng chung quan điểm thì công việc mới trơn tru được. Một khi giọt nước đã tràn ly thì đến một lúc nào đó sẽ có những mâu thuẫn lớn dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

4.3 Cách thức làm việc khác biệt

Những co founder đa số đều là những người nổi bật, có thành tích vượt trội, họ có khả năng thể hiện tốt hơn cùng những mối quan hệ và kiến thức sâu rộng. Một vấn đề nữa ccos là họ có thể có cùng đích đến tuy nhiên lại có thể có cách làm việc riêng biệt. Ví dụ như một người lại thích bảo đảm về chất lượng tuy nhiên một người chú trọng hơn về khách hàng.

Sự mâu thuẫn trong quá trình làm việc sẽ làm cho công việc trở nên rối bời hơn và tạo ra những tổn thất cho chính những nhà đồng sáng lập. Do đó ngay từ lúc họ quyết định đi cùng nhau họ nên phân tích chi tiết về phương thức làm việc của người còn lại và có sự phân chia công việc theo tính cách và khả năng mỗi người cụ thể và chi tiết. Mỗi người phụ trách một mảng, tuy độc lập nhưng vẫn có sự liên kết.

5. Kinh nghiệm startup dành cho các Co founder 

Với những co founder, việc chia cổ phần, giá trị hay nhiệm vụ là một khía cạnh chính yếu cần thực hiện khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh.

Dựa vào kinh nghiệm từ nhiều nhà sáng lập các con số dưới đây được coi là thích hợp và đủ cho một tổ chức có thể vận hành lâu dài khi bắt đầu với nhiều người đồng sáng lập.

co founder
Kinh nghiệm startup cho những co founder

10% cổ phần là giá trị ít nhất mà những nhà sáng lập có thể được nhận.

Số lượng nhà đồng sáng lập nhiều nhất trong một doanh nghiệp startup là 4. Khi mà con số này lớn hơn 6 người thì cần phải xem xét lại nhiệm vụ của mỗi người và cắt giảm đi nếu có thể.

Từng co founder nên được có quyền hành trong vòng ngắn nhất là 4 năm. Điều này sẽ hỗ trợ cho những vấn đề khi có mâu thuẫn xảy ra ở các nhà đồng  sáng lập trong tương lai.

Đội ngũ những nhà quản trị sẽ có người sáng lập và những người đồng snags lập, họ có những kinh nghiệm, kiến thức bỗ trợ cho nhau. Đây là một đội nhóm hợp lý nhằm tạo dựng một doanh nghiệp có sự vận hành tốt.

Nên kết hợp những người đồng sáng lập có cùng chí hướng, quan niệm về kinh doanh để giảm thiểu đi những mâu thuẩn, vấn đề không nên có khi làm việc cùng với nhau.

Lời kết

Và đó là những thông tin về vị trí co founder trong doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm. Với nhiều doanh nghiệp đặc biệt khi mà người chủ chưa có nhiều kinh nghiệm thì có lẽ nhà đồng sáng lập sẽ là vị trí có thể hỗ trợ giúp đỡ cho doanh nghiệp phát triển, họ sẽ bù đắp những thiếu sót của nhau và hoàn thiện nhau hơn trong quá trình hợp tác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây