Để một doanh nghiệp định hình được thương hiệu trong ngành thì cần phải thực hiện các hoạt động tài chính một cách hợp lý để nguồn vốn ban đầu được phân bổ và sinh lợi một cách hữu hiệu nhất. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ về khái niệm cùng với các đặc điểm, chức năng của hoạt động này.
1. Hoạt động tài chính là gì?
Hoạt động tài chính là chuỗi các công việc từ khai thác, đầu tư đến cách thức phân phối nguồn vốn cố định một cách tối ưu. Hoạt động này được tiến hành bởi chủ doanh nghiệp dựa vào những định hướng hiệu quả để đưa hiệu suất kinh doanh được tăng cao.
2. Đặc điểm của hoạt động tài chính
Hoạt động này chủ yếu điều chỉnh nhóm đối tượng là vốn (tài sản) mà doanh nghiệp dự định phân phối trong sản xuất. Nhờ vào những số liệu được tổng hợp lại thì doanh nghiệp sẽ tính toán được tốc độ vận hành của những chi phí mình bỏ ra và nó có thực sự mang lại đúng giá trị như những gì mà họ đã tính toán ban đầu hay không.
Nguồn lực tài chính là đặc điểm có độ tác động lớn nhất trong hoạt động này . Nó có vai trò như một nhà kho để lưu trữ các khoản giá trị của sản phẩm được thể hiện bằng tiền. Các chủ doanh nghiệp sẽ dựa vào “kho” của mình để phân phối và chi tiêu nguồn tiền đó theo nhiều cách thức nhưng cuối cùng vẫn là hướng đến mục đích chung là sinh lợi.
Hoạt động này sẽ có những hành vi gồm: Xem xét và quản lý báo cáo tài chính, phân bổ dòng tiền, nghiên cứu về những giấy tờ, hồ sơ ghi nhận về lãi lỗ để từ đó tiến hành lập một bảng thống kê nhằm cân đối lại những khoản tiền đó phù hợp hơn và không thể để tình trạng một bên rót tiền quá nhiều trong khi bên còn lại gặp tình trạng thiếu hụt.
Nếu như xem xét những báo cáo này, những người quản lý nhận định được tình trạng phân bổ không cân đối thì họ sẽ dựa vào những công cụ quản lý khác để nghiên cứu và phác thảo phương án khác để làm sao ngăn ngừa thực tế này.
Hoạt động này góp phần tạo ra sự vận hành trơn tru hơn cho doanh nghiệp. Nhờ vào sự liên kết từ hoạt động này đã khiến cho nó có sự ảnh hưởng khá là lớn đến kinh doanh và nó thực sự có đủ lực để có thể giúp cho tiến trình đó được diễn ra một cách hợp lý và hữu ích hơn cả.
Nếu như chúng ta đặt hoạt động này vào một tập hợp mẹ là nền kinh tế thì chắc chắn đây sẽ đóng vai là một tập hợp con mang tính chất kết nối và hợp tác giữa doanh nghiệp với chính phủ. Nhờ có nhà nước với các quy định tương quan mà hệ sinh thái của công ty mới đảm bảo đi đúng hướng và cũng chính nhờ doanh nghiệp cũng là một phần không thể thiếu giúp cho nền kinh tế nước nhà ổn định và phát triển.
3. Vai trò của hoạt động tài chính
Hoạt động này hỗ trợ cho ngân quỹ vốn cố định được huy động thường xuyên và đều đặn. Tất cả xuất phát từ việc vốn chính là nguyên tố để doanh nghiệp dựa vào phát triển. Mà trong quá trình vận hành, các khoản vốn này được xoay vòng theo hình thức ngắn hạn hoặc dài hạn. Nên vấn đề đảm bảo vốn được ưu tiên hàng đầu trong doanh nghiệp.
Khi đặt trong tình thế thu hút vốn hiện nay còn nhiều hạn chế và thụ động thì đây được xem là hoạt động cấp thiết để doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào sự phân bổ vốn của nhà nước nữa mà có thể tự do huy động từ những yếu tố bên ngoài để có thể tiếp tục duy trì hoạt động của mình.
Ngoài vai trò cải thiện vốn, hoạt động này còn giúp cho doanh nghiệp có thể cải hiện được những phương thức kinh doanh của mình sao cho phù hợp. Dựa trên số liệu cụ thể thì chủ doanh nghiệp sẽ biết được quyết định đầu tư của mình có đúng đắn hay không cũng như lợi nhuận đạt được có tương xứng với dự định ban đầu.
Bên cạnh những ý nghĩa cụ thể đó thì hoạt động này còn kích thích cho việc kinh doanh diễn ra hiệu quả hơn cũng như trở thành đòn bẩy cho việc sản xuất. Điều này biểu thị rõ ràng ở việc tạo ra lượng mua vừa đủ để từ từ điều chỉnh giá bán cân với giá mua cho phù hợp với thị trường.
Thông qua quá trình này, doanh nghiệp cũng có thể mở rộng thêm các kênh để huy động thêm vốn như cổ phiếu vừa phát huy được khả năng sản xuất vừa nới rộng thị trường đầu tư. Ngoài ra, từ hoạt động này mà doanh nghiệp có thể điều tiết và chi tiêu vốn một cách tiết kiệm.
Cuối cùng, hoạt động này trở thành một công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động mua bán, sản xuất theo đúng quy chuẩn chung. Nhờ vào các báo cáo được thu thập hằng ngày mà doanh nghiệp có thể nhanh chóng tìm ra được những thiếu sót cũng như những khía cạnh chưa được đưa vào thực hiện để kịp thời điều chỉnh.
Các chỉ báo mà hoạt động này đưa ra như nợ, vốn sẽ là những công cụ phản ánh tường minh nhất cho công tác hạch toán kinh tế, từ đó hoạch định ra những chỉ tiêu phù hợp để phát triển trong tương lai sau này.
4. Chức năng của hoạt động tài chính
Thứ nhất, hoạt động này giúp cho doanh nghiệp cố định được vốn của mình để từ đó nhanh chóng phân bổ cho các hoạt động kinh doanh.
Thứ hai, hoạt động này còn có chức năng ổn định và cân bằng lại chi phí chi tiêu vốn một cách hợp lý. Có như vậy thì chủ doanh nghiệp biết tiết chế lại sự phung phí hoặc phân bổ vốn sao cho phù hợp nhất. Có như vậy thì doanh nghiệp mới kinh doanh hiệu quả.
Thứ ba, hoạt động này còn giúp cho người quản lý giám sát được quá trình lưu thông vốn. Nếu như phát hiện quá trình này xảy ra sai sót hoặc có bất kỳ chênh lệch mất cân bằng nào thì họ sẽ ngay lập tức kiểm tra và đưa ra những chỉ dẫn hợp lý để có thể cải thiện lại sự chênh lệch đó.
5. Nguyên tắc đảm bảo hoạt động tài chính
Để các hoạt động này được đi theo đúng khuôn khổ thì doanh nghiệp cần phải nhanh chóng và nghiêm túc để hoàn thành việc đảm bảo tuân thủ theo đúng những gì mà nhà nước đã quy định. Tất cả các khâu vận hành đều phải đạt chuẩn theo những nguyên tắc đó.
Trước khi tiến hành bất kỳ hoạt động nào thì cần phải lên kế hoạch chi tiết cũng như bàn bạc kỹ lưỡng, tìm ra nhiều giải pháp cũng như các phương án dự trù để kết quả cuối cùng mới thực sự đi đúng theo định hướng mà mình đã đề ra. Lưu ý rằng, khi lập kế hoạch thì nên phân chia theo từng giai đoạn nhỏ để nhanh chóng điều chỉnh lại cũng như đánh giá một cách nhanh chóng.
Để hoạt động về tài chính được diễn ra hiệu quả thì bắt buộc tập thể phải có sự đoàn kết cũng như chiến lược đào tạo rõ ràng. Một khi bộ máy nhân sự có sự thống nhất cũng như trình độ cao thì những hoạt động này mới diễn ra thực sự đúng và đủ và từ đó trở thành tác nhân chính ảnh hưởng đến doanh thu của công ty đó.
6. Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ về hoạt động tài chính cũng như đặc điểm, vai trò và chức năng của nó thì bạn đọc sẽ hiểu thêm được những kiến thức liên quan đến khía cạnh này. Từ đó xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và đầu tư hợp lý để đạt được doanh thu như mong đợi.