Tổng quan về hệ số an toàn vốn theo quy định tại Việt Nam

0
2318

Nếu như để định dạng về hạn ngạch giữa vốn trên tài sản của các ngân hàng thì người ta sẽ sử dụng hệ số an toàn vốn như dự báo chuẩn xác nhất. Nhờ có những chỉ dẫn chứng từ Ủy ban Basel mà hệ số an toàn áp dụng ở Việt Nam mới được quy định và thiết lập sao cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi nội dung chi tiết ở bài viết dưới đây. 

1. Góc nhìn của Basel về hệ số an toàn vốn

Ủy ban Basel ra đời vào năm 1974 với mục đích kiểm soát hoạt động của các ngân hàng. Tổ chức này được thành lập bởi Ngân hàng trung ương thuộc nhóm G-10 với số lượng thành viên tham gia ban đầu là 10 nước. 

Lý do chính yếu nhất mà ủy ban Basel được thành lập đó là tình trạng nhóm ngành ngân hàng đang chống chọi với nguy cơ thiệt hại về vốn. Vì vậy, để giúp các ngân hàng có thể vận hành theo một khung an toàn nhất thì Ủy ban Basel đã được thành lập và quy định cụ thể về các chỉ tiêu an toàn vốn mà biểu hiện rõ ràng nhất chính là sự ra đời của Hiệp ước basel. . 

Hiệp ước Basel không giữ nguyên một quy tắc cố định mà nó liên tục thay đổi theo mỗi một giai đoạn khác nhau. Bằng chứng cho thấy từ khi Ủy ban được thành lập và ban hành hiệp ước đầu tiên thì cho đến nay, đã có đến 3 hiệp ước mới được ra đời vào thời điểm 2004 và 2010 là Basel II, Basel III.

Theo đó, công thức tính hệ số này đã có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể là tại Hiệp ước Basel I thì chỉ đơn giản được tính toán bằng phương thức đơn giản gồm vốn tự có chia cho tài sản có tiềm năng rủi ro. Kết quả cuối cùng không quy định phải nằm trong một ngưỡng chỉ tiêu chung nào. 

Đến Hiệp ước Basel II, phần mẫu số của phép chia này đã được thay đổi theo hướng cộng thêm những tài sản có chứa các rủi ro thị trường và thậm chí cả những thất thoát trong hoạt động bên cạnh loại tài sản có mức độ thiệt hại theo dạng tín dụng. Tỷ lệ cuối cùng thu được phải nằm trong ngưỡng chỉ tiêu lớn hơn hoặc bằng 8%. 

Hiệp ước Basel III vẫn giữ nguyên công thức tính như Basel II, tuy nhiên đã có sự thay đổi nhỏ trong nguồn vốn tự có theo quy chuẩn chất lượng cao. Nếu như ở Basel II, lượng vốn này ở mức 4% thì ở Basel III, lượng vốn này đã tăng lên ngưỡng 6% kéo theo vốn cổ đông có sự tăng lên nổi trội. Bên cạnh đó, Hiệp ước Basel III cũng chú trọng về vấn đề thanh khoản của tài sản mà nó áp dụng nhằm mục đích đảm bảo cho Ngân hàng đạt được mục tiêu chi trả nếu như gặp phải các tình huống không đáng có. 

hệ số an toàn vốn
Hệ số an toàn vốn theo quy tắc chung

2. Góc nhìn của Việt Nam liên quan đến hệ số an toàn vốn

Hiệp ước Basel I có sức ảnh hưởng không nhỏ đến các quốc gia và nâng cao hồi chuông cảnh giác về tỷ lệ an toàn. Về phía Việt Nam thì việc thiết lập quy định này khá muộn, sau 11 năm mới bắt đầu ban hành văn bản đầu tiên quy định về vấn đề này, đó là Quyết định số 297/1999/QĐ – NHNN. 

Dựa trên Quyết định này, tiêu chuẩn an toàn mà các ngân hàng cần đáp ứng là ở ngưỡng 8%. Điều này hoàn toàn phù hợp với Basel II và Basel III. Tuy nhiên, công thức tính được đưa ra còn đơn giản và chưa bộc lộ hết nhiều khía cạnh mà những Hiệp ước Basel đã từng thể hiện. 

Để khắc phục sự hạn chế này, Chính phủ đã tiếp tục triển khai Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN. Theo đó tập trung chi tiết vào mức độ an toàn, giới hạn từ các vấn đề vay mượn, mức vốn tối đa được sử dụng theo thời gian và số lượng. Ngưỡng an toàn vốn vẫn tiếp tục giữ ở mức 8% và mở rộng lượng thời gian thực hiện lên đến 3 năm để có thể hoàn thành và đáp ứng chỉ tiêu đề ra. 

Tuy nhiên, vào năm 2010, thế giới lại trải qua sự suy thoái kéo dài khiến cho không chỉ các ngân hàng lớn toàn cầu trải qua sự suy tàn mà còn ảnh hưởng đến cả về thị trường trong nước ta. Vào giai đoạn 2010 đã ghi nhận sự suy thoái của Northern Rock, Freddie Mac, Bear Stearns. Đồng thời vào thời điểm đó đã ghi nhận tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu Ngân hàng vượt quá các khoản cấp tín dụng ở ngưỡng cho phép vào lĩnh vực chứng khoán. 

Do đó, Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN nâng ngưỡng an toàn vốn lên 9% để đảm bảo điều tiết được những thiệt hại còn tồn động mà tổ chức này có thể gặp phải.

Vào năm 2012, người ta thống kê được hệ số của BIDV là 9,65%, Ngân hàng ACB đạt tỷ lệ là 13,50%, Ngân hàng MB là 11,15%, Ngân hàng Vietcombank là 14,63%, và của SCB là 9,53%. Nhìn chung, vào giai đoạn từ 2012 đến 2016, tỷ lệ này vẫn đạt ngưỡng ổn định trên 9%. 

hệ số an toàn vốn
Hệ số CAR theo quy định tại Việt Nam

3. Nhận định thực tế liên quan đến hệ số an toàn vốn

Việc giữ cho con số này ở mức độ hợp lý và quản trị những thiệt hại tiềm ẩn theo đúng như quy định chung của các ngân hàng đi theo hướng thương mại hóa được đề cao và họ đã và đang tuân thủ quy tắc chung rất tốt. Do vậy, những ngân hàng trên mới có thể lớn mạnh bền vững cho đến tận ngày hôm nay. 

Càng về sau, tỷ lệ này cũng tiếp tục duy trì, thậm chí còn vượt lên trên cả mức chỉ tiêu ban đầu. Tuy nhiên, việc chúng ta biết được mức phân hóa theo từng cấp độ ngân hàng đã cho thấy được vị thế của ngân hàng đó trên thị trường hiện nay như thế nào.

4. Hệ số an toàn vốn ảnh hưởng bởi những yếu tố gì?

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến CAR đó là khả năng sinh lời của tài sản. Theo đó, mức sinh lời đó sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận với hệ số an toàn, tức là khi tài sản có khuynh hướng tăng và mang đến lời tăng  thì cũng kéo theo hệ số an toàn tăng theo. 

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến CAR đó chính là LEV. Một khi LEV tăng có nghĩa là có sự thúc đẩy trong tài chính tăng thì hệ số an toàn cũng tăng theo. Do đó, Ngân hàng nhà nước luôn cố gắng hết sức để thiết lập LEV ở mức an toàn dựa trên nhiều phương án khác nhau. 

Một yếu tố nữa cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến CAR đó là tổng tài sản. Tuy nhiên sự tác động này lại theo chiều hướng tỷ lệ nghịch, tức là khi tổng tài sản tăng thì sẽ kéo theo hệ số an toàn giảm xuống. 

Ngoài ra, quy mô của ngân hàng cũng như các khoản tiền của khách hàng đã gửi cũng có ảnh hưởng cực kỳ lớn và tác động đến hệ số CAR theo chiều hướng nghịch đảo. Có nghĩa là một khi hệ số CAR giảm thì suy ra được lý do chính từ quy mô ngân hàng tăng lên hoặc số lượng vốn mà khách hàng đã gửi tăng lên theo mức độ đó. 

hệ số an toàn vốn
Hệ số an toàn vốn tại Việt Nam ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau

5. Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp về hệ số an toàn vốn của các ngân hàng tại Việt Nam. Hiểu rõ về hệ số an toàn không chỉ hỗ trợ làm số liệu phân tích cho những nhà nghiên cứu mà còn giúp chúng ta dưới tư cách là nhà đầu tư, hiểu rõ được tình trạng hoạt động của các ngân hàng hiện nay. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây