Doanh nghiệp hay bất kì tổ chức nào hoạt động cũng sẽ đều hướng đến lợi nhuận kinh doanh. Đây là mục tiêu của hầu hết của những công ty khi ra đời nếu không đề cập đến các tổ chức phi lợi nhuận. Thế nhưng xét trên khía cạnh là một người quản lý tài chính. Chỉ nhắc đến lợi nhuận chúng ta có thể nghĩ đến khá nhiều khái niệm có liên quan mà bản chất của chúng không hề giống nhau. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào 2 cách tính lợi nhuận gộp và giữ lại.
1. Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận là phần thu nhập, lợi ích có thể là tiền hoặc các ưu đãi của một tổ chức khi tham gia vào những hoạt động mua bán, sản xuất dịch vụ hàng hóa trên thị trường. Có thể nói, lợi nhuận là điều luôn được các doanh nghiệp hướng đến khi tham gia kinh tế trên thị trường.
Trong phân tích tài chính sẽ có rất nhiều cách gọi tên, khái niệm khác nhau về lợi nhuận. Nhưng trong nội dung hôm nay chúng ra sẽ tìm hiểu về 2 cách tính lợi nhuận đó là lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận gộp.
2. Cách tính lợi nhuận giữ lại trong kinh doanh
Trước khi đi vào cách tính lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp thì đây là một dạng lợi nhuận tích lũy sẽ được tổ chức giữ lại nhăm để thực hiện việc tái đầu tư vào mô hình kinh doanh. Khoảng lợi nhuận này sẽ không được chia theo dạng cổ tức của doanh nghiệp. Trong các khoản chi phí của doanh nghiệp, lợi nhuận giữ lại sẽ có tác dụng để đầu tư cho tài sản cố định hoặc sử dụng để chi trả cho những khoảng nợ của doanh nghiệp.
Xét dưới góc độ của một nhà quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại sẽ phản ánh rõ được sự liên kết và tác động qua lại của những yếu tố trong bảng cân đối kế toán và báo cáo doanh thu. Đây là một phần tài sản thuộc về những chủ sở hữu doanh nghiệp vì thế nó có tác dụng liên kết các báo cáo. Trong thực tế việc sử dụng khoảng lợi nhuận này để đầu tư được ứng dụng cho khá nhiều mục đích như chi tiêu cho việc mua máy móc, tạo ra sản phẩm mới,…
Cách tính lợi nhuận giữ lại được thể hiện qua công thức sau:
Lợi nhuận giữ lại = Lãi kinh doanh giữ lại ban đầu + thu nhập ròng(hoặc lỗ ròng) – cổ tức(dạng cổ phần hoặc tiền mặt) .
3. Những yếu tố tác động đến lợi nhuận giữ lại
3.1 Thu nhập ròng
Trong thực tế, nếu có sự ảnh hưởng, biến động đối với những khoảng thu nhập ròng thì sẽ tạo ra những tác động đến lợi nhuận giữ lại. Những biến động về việc xuất hiện lỗ ròng hay khả năng tăng giảm của thu nhập ròng cũng đều sẽ tạo ra cơ hội để mở rộng kinh doanh hay làm xuất hiện thâm hụt.
Từ đó chúng ta có thể hiểu được sự biến động của thu nhập ròng xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu như khấu hao, vốn hàng bán, doanh thu, những chi phí hoạt động là các vấn đề sẽ có tác động đến phần lợi nhuận giữ lại. Ngoài ra, các yếu tố không nằm trong nhóm này như trách nhiệm bồi thường, chương trình giảm giá cũng sẽ có tác động lớn hay nhỏ đến lợi nhuận giữ lại.
3.2 Cổ tức
Trong một tổ chức các thành viên cổ đông sẽ được thanh toán cổ tức dưới hai dạng cổ phiếu hoặc tiền mặt. Hai hình thức chia cổ tức này đều sẽ có những tác động đến lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp. Cổ tức được chia dưới dạng tiền mặt sẽ là một dòng tiền ra đối với tài khoản. Chình điều này sẽ làm giảm đi tài sản và quy mô của bảng cân đối.
Nếu thay việc chia cổ tức bằng tiền đổi thành cổ phiếu có nghĩa các thành viên cổ động sẽ phải nhận một phần lợi nhuận giữ lại bằng cổ phiếu. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng nếu xét về các biến động tổng thể trên bảng cân đối. Tuy nhiên, trong thực tế hành động này sẽ làm giảm đi giá trị của cổ phiếu.
4. Cách tính lợi nhuận gộp
Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau khi xét về bản chất và ý nghĩa. Để giúp các bạn hiểu rõ thì lợi nhuận gộp sẽ là phần tiền mà tổ chức có được sau quá trình kinh doanh mang về doanh thu sau đó loại bỏ đi các yếu tổ như chi phí cho quá trình sản xuất, tiền vốn, chi phí đưa sản phẩm ra thị trường,… Cách tình lợi nhuận gộp thường được áp dụng để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp có tốt hay không.
Cách tính lợi nhuận gộp được thể hiện như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu từ hoạt động kinh doanh – Giá vốn hàng bán.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh = Tổng doanh thu – Những khoản chi phí giảm trừ.
Trong đó:
Giá vốn hàng bán chính là những khoản phí mà tổ chức phải chi để có thẻ vận hành được quá trình sản xuất. Những chi phí đó bao gồm nguyên vật liệu, nhân sự, công nhân, kho bãi, vận chuyển, chi phí marketing,…
Doanh thu từ hoạt động động kinh doanh sẽ là những khoản mà tổ chức có được khi thực hiện bán các dịch vụ và sản phẩm.
Những chi phí giảm trừ sẽ là các loại thuế phải thanh toán trong quá trình kinh doanh như thuế tiêu thụ, thuế VAT, thuế xuất khẩu, những chương trình khuyến mãi, đền bù do hàng lỗi, giảm giá….
5. Thu nhập giữ lại có ý nghĩa gì?
Doanh nghiệp nào đang và sắp hoạt động trên thị trường đều sẽ hướng đến việc tạo ra được thặng dư. Những nhà đầu tư là các cổ đông dài hạn thường sẽ trông chờ vào những đợt chia cổ tức vào cuối năm cho việc họ đã bỏ tiền đầu tư vào doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư trong ngắn hạn cũng sẽ có khả năng nhận được những khoản chi trả cổ tức dưới tư cách cổ đông khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Một số các quốc gia cho phép những khoảng thu nhập từ cổ tức được miễn thuế chính vì vậy mà hình thức này được ưu tiên nhiều hơn so với thu nhập phải chịu thuế từ cổ phiếu.
Thu nhập giữ lại giúp các nhà quản lý có thể luân chuyển và sử dụng tiền một cách tối ưu hơn khi đầu tư vào những chỗ cần thiết.
6. Xác định lợi nhuận gộp có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Cách tính lợi nhuận gộp thông thường được dùng để đánh giá khả năng hoạt động, vận hành của tổ chức có được tốt hay không. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp vào cũng có cách xác định lợi nhuận gộp và đánh giá nó một cách chính xác nhất. Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, việc xác định và đánh giá mức độ hiệu quả khi kinh doanh còn tương đối khó khăn. Không hiểu và áp dụng được cách tính lợi nhuận vào quá trình hoạt động dễ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát không nhận ra được rủi ro trong quá trình hoạt động.
7. Tổng kết
Khi đã áp dụng được hai cách tính lợi nhuận trên vào quá trình kinh doanh. Người quản lý có thể đo lường được mức độ hiệu quả của quá trình hoạt động. Từ đó dễ dàng kiểm soát chi phí một cách hiệu quả. Biết được đâu là những chi phí cần phải bỏ ra, những chỗ cần cắt giảm để tối ưu lợi nhuận. Luân chuyển nguồn vốn đến tái đầu tư ở những nơi có hiệu quả hơn trong thực tế. Những doanh nghiệp mới hoặc những công ty muốn quy mô kinh doanh được mở rộng cần phải biết cách đầu tư vốn và kiểm soát được lợi nhuận đặt ra. Điều này sẽ giúp các nhà đầu tư trên thị trường đổ vốn vào tổ chức của mình cao hơn.