Lợi nhuận là mục tiêu mà bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường đều nhắm đến. Đây cũng chính là nguồn lực để duy và vận hành một bộ máy hay dây chuyền sản xuất nào bất kỳ. Một doanh nghiệp, tổ chức có kết quả hoạt động tốt tạo ra lãi thì mới có thể tồn tại và đưa nền kinh tế chung phát triển. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lợi nhuận tại sao lại có vai trò quan trọng đến như vậy.
1. Lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản đó chính là sự chênh lệch của tổng những nguồn doanh thu của một tổ chức so với tổng các loại chi phí mà tổ chức đó đã bỏ ra để hoạt động sản xuất. Lợi nhuận cũng chính là thành quả cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều mong đợi.
Lãi ròng vừa là kết quả vừa là tiêu chí để đánh giá một tổ chức có hoạt động tốt hay không. Một nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt và tạo ra được lãi ròng sẽ giúp đẩy thị trường đó phát triển.
2. Tầm quan trọng của lợi nhuận đối với chủ thể kinh tế
Lãi ròng sẽ ảnh hưởng một cách dây chuyển đến toàn bộ những chủ thể lớn nhỏ trong nền kinh tế. Nó sẽ có tác động lớn nhỏ tùy thuộc vào các đối tượng. Cụ thể:
2.1 Doanh nghiệp
Đã là một tổ chức, doanh nghiệp dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều quan tâm đến lợi nhuận. Để có thể tồn tại trong thị trường thì lãi ròng chính là yếu tố cần thiết đối với quá trình kinh doanh. Khi một tổ chức hoạt động nhưng không thể tạo ra lãi ròng đồng nghĩa với việc thua lỗ. Tổ chức đó sẽ phá sản và sẽ bị thị trường và nền kinh tế loại bỏ.
Lãi ròng sẽ có ảnh hưởng một cách tổng quan lên cả một bộ máy của tổ chức. Nó tác động đến các nghĩa vụ tài chính và sức trả nợ của doanh nghiệp. Điều nãy cũng có những tác động đến sự vận hành từ lao động, đến nguyên liệu. Khi doanh thu thấp, lãi ròng không có, doanh nghiệp sẽ đứng trên bờ vực nguy hiểm.
Để có thể hoạt động được tổ chức cần phải duy trì sản xuất. Lợi nhuận trong hình huống này cũng có tác động không nhỏ đến khả năng sản xuất. Khi doanh nghiệp tạo ra được doanh thu có được lãi ròng. Phần doanh thu và lãi ròng đó sẽ được thực hiện tái đầu tư. Tạo nên một vòng lặp vân hành trong quá trình hoạt động. Lãi ròng sẽ còn là yếu tố để quyết định kế hoạch kinh doanh trong tương lai của một tổ chức.
Lợi nhuận chính là cơ sở để tổ chức hoạt động có thể duy trì chỗ đứng trên nền kinh tế. Từ đó khả năng huy động vốn khi muốn mở rộng cơ sở kinh doanh sẽ dễ dàng hơn. Theo đó, lãi ròng cũng sẽ là vấn đề mà nhà đầu tư nhìn vào để nhận xét khả năng quản lý tổ chức của người đứng đầu.
2.2 Người lao động
Người lao động cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi ròng trong một tổ chức. Cụ thể, khi doanh nghiệp có được mức lãi ròng cao, người lao động trong trường hợp này cũng sẽ có thêm được tiền lương, phần thưởng đi kèm, từ đó khả năng sản xuất cũng tăng cao, tạo nên sự cố gắng động lực trong công việc.
Người lao động chính là nhân tố quan trọng của nền kinh tế. Khi đối tượng này nhận được lương thưởng cao sẽ thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư cho thị trường.
2.3 Đối với nền kinh tế
Lợi nhuận sẽ có tác động đối với nền kinh tế theo nhiều góc độ khác nhau. Khi mặt bằng chung những doanh nghiệp đều tạo ra lãi ròng, làm ăn phát triển, nền kinh tế chung của một đất nước sẽ đi lên. Đời sống trong cư dân sẽ được cải thiện, tiêu dùng tăng, ảnh hưởng tốt đến kinh tế.
Tạo ra được lãi ròng cũng chính là sự đóng góp vào ngân sách thông qua vào quá trình đóng thuế. Đây chính là phần tạo ra sự tăng trưởng vững chắc của một quốc gia. Tạo ra lãi ròng giúp nền kinh tế đi lên từ đó cải thiện được cơ sở hà tầng chung của cả nước và nâng cao đời sống người dân, quốc phòng và an ninh toàn dân sẽ được đảm bảo.
3. Phân biệt các chỉ tiêu lãi ròng trong kinh doanh
Xét theo góc độ là một người phân tích tài chính của một tổ chức thì sẽ có khá nhiều những định nghĩa , khái niệm khác nhau để phân tích lãi ròng. Chúng tôi sẽ giải thích một số những khái niệm cơ bản và phổ biến để bạn tránh bị nhầm lẫn giữa những cách định nghĩa lợi nhuận này:
– Lợi nhuận gộp: Được hiểu chính là phần mà các doanh nghiệp có được từ quá trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Sau đó thực hiện trừ đi các loại phí cấu thành đó là vốn hàng hóa.
– Lợi nhuận trước thuế: Được hiểu là phần doanh thu xuất phát từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thu về, sau đó thực hiện những khoảng trừ chi phí hàng hóa. Phần lãi này sẽ có chứa những chi phí thuộc về thuế, khoản giảm trừ, lãi từ quá trình vay vốn….
– Lợi nhuận ròng: Khái niệm này sẽ được hiểu đó là mức lãi ròng cuối cùng mà tổ chức có được sau khi đã trải qua quá trình loại bỏ đi hầu hết tất cả những chi phí.Những chi phí trong quá trình sản xuất, chi phí vốn, phần lãi và thuế cũng sẽ được trừ đi. Đây chính là phần lãi cuối cùng mà doanh nghiệp có được khi trãi qua một quá trình kinh doanh diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể.
4. Biên lợi nhuận và lợi nhuận khác nhau như thế nào?
Phần lãi doanh nghiệp có được chính là phép tính trừ giữa tổng doanh thu và tất cả chi phí tổ chức đã bỏ ra. Tuy nhiên, biên lợi nhuận trong kế toán thì được biểu diễn theo tỉ lệ % của phần lời doanh nghiệp sau khi đã bỏ đi các chi phí. Theo đó, nếu chỉ số này được tính ra ở mức cao, cho thấy tổ chức mất một số tiền nhỏ để có thể tạo ra sản phẩm phục vụ quá trình kinh doanh. Hãy hiểu theo cách khác nếu chỉ số này thấp sẽ đồng nghĩa với giá bán của sản phẩm đang gần bằng với chi phí bỏ ra.
Dưới góc độ kế toán, thì biên lợi nhuận sẽ thể hiện được rằng tổ chức đó có bao nhiêu lãi khi thu về một đơn vị doanh thu, và nó sẽ được xác định bằng:
Biên lợi nhuận = (Doanh thu bán hàng – vốn hàng bán)/doanh thu bán hàng = Lãi gộp/Doanh thu bán hàng
5. Lợi nhuận ròng và lãi gộp khác nhau như thế nào?
Lợi nhuận ròng còn được đa số những người phân tích tài chính gọi là lãi ròng. Đây là cách tính có nhiều sự tác động của các yếu tố hơn khi có đầy đủ những loại chi phí và các nguồn cấu thành nên sản phẩm. lãi gộp sẽ là chỉ số dùng để thống kê xem những loại chi phí nào có tác động đến doanh thu từ đó có những điều chỉnh phù hợp để có thể tối ưu giá và lãi ròng. Theo cách gọi chung thì tên của hai loại lãi này cũng đã phần nào thể hiện được ý nghĩa của nó.
Lãi gộp (Gross profit) không hề nhắc đến lãi khi vay vốn và thuế..
Lãi ròng (Net profit) có đề cập đến hai yếu tố lãi của vốn vay và thuế.
6. Tổng kết
Lợi nhuận trong thực tế có tác động rất nhiều đến các chủ thể trong một nền kinh tế. Đó là cơ sở để các doanh nghiệp có thể vận hành trơn thu. Đây cũng chính là các yếu tổ để người lao động và nền kinh tế chung có thể đi lên. Nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động không tạo ra lãi ròng, nền kinh tế và người lao động cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu.