Chỉ số đánh giá lợi nhuận gộp(Gross Profit) là một trong những chỉ tiêu luôn xuất hiện trong những kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Một tổ chức muốn hoạt động có kết quả tốt cần kiểm soát được chỉ tiêu này. Thế nhưng đối với một số đơn vị kinh doanh nhỏ, hộ gia đình thi hầu như không hề chú ý lắm về Gross Profit là gì? Vậy tại sao chúng ta cần kiểm soát chỉ tiêu này? Làm thế nào để tính toán được chỉ tiêu đánh giá này?
1. Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp được hiểu là toàn bộ nguồn thu nhập của một doanh nghiệp chưa trừ đi những khoản thuế và đã được bỏ đi những chi phí vốn sản xuất ra sản phẩm dịch vụ. Theo đó Gross Profit được dùng để đánh giá cách quản lý của doanh nghiệp trong sản xuất.
Hay nói cách khác, Gross Profit là một cách để nhà quản lý đánh giá được xem những sự tác động của các loại chi phí đến với số lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra được. Những loại phí để tạo ra sản phẩm có thể kể đến đó là nguyên liệu, máy móc, nhân công, vận chuyển….
2. Cách xác định lợi nhuận gộp trong kinh doanh
Lợi nhuận gộp sẽ được xác định bằng những cách tính như sau:
Gross Profit = Tổng doanh thu từ quá trình bán hàng – Chi phí vốn tạo ra sản phẩm
Tổng doanh thu từ quá trình bán hàng = Tổng doanh thu – Những khoản thuế giảm trừ
Trong đó:
Theo đó những chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm sẽ bao gồm những yếu tố như chi phí nhân công, nguyên liệu, tồn kho, vận chuyển, phí nhân công, quản lý, chi phí marketing….
Doanh thu từ quá trình bán hàng sẽ là những khoảng thu nhập có được trong quá trình bán, cung cấp dịch vụ, sản phẩm.
Những khoản thuế giảm trừ sẽ bao gồm những loại thuế như TAX, thuế tiêu thụ hàng hóa đặc biệt, những khoản đền bù do hàng bị lỗi trả về, giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu….
3. Tỷ suất lợi nhuận gộp được xác định như thế nào?
Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ là chỉ số được tính cùng với lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này được thể hiện dưới dạng % được dùng để có thể phản ánh, từ đó đưa ra những đánh và nhận định về những mô hình và cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc thống kê được nguồn tài chính mà tổ chức sở hữu sau khi đã bỏ đi phần vốn hàng hóa.
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp đã tính ở trên/doanh thu của sản phẩm.
Tỷ lệ này sẽ cho nhà quản lý biết được mỗi đơn vị doanh thu mà tổ chức nhận được có bao nhiêu % là lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây được xem là một chỉ số được nhiều người chú ý khi xem báo cáo kinh doanh. Đồng thời nó cũng sẽ là một chỉ số đánh giá giúp những nhà đầu tư căn cứ để xem xét liệu doanh nghiệp nào có khả năng hoạt động tốt hơn xét trong phạm vi một ngành nghề, sản phẩm.
Đối với những doanh nghiệp, tổ chức có khả năng tạo ra được mức Gross Profit luôn duy trì ở mức cao. Điều này sẽ đồng nghĩa với doanh nghiệp đó có một sự quản lý những chi phí vô cùng tốt nhờ đó mà quá trình kinh doanh mang lại lãi suất cao hơn so với đối thủ. Nhờ phần lãi suất tích lũy nhiều hơn này sẽ dẫn đến những kế hoạch kinh doanh được phát triển tốt hơn tạo ra được sự cạnh tranh lớn cso với những doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong thị trường.
4. Thu nhập ròng và lợi nhuận gộp khác gì nhau?
Lợi nhuận gộp trong quá trình tính toán sẽ được loại bỏ đi các phần chi phí biến đổi, những loại phí cấu thành nên giá vốn của hàng hóa. Trong khi chỉ số thu nhập ròng còn loại bỏ đi những khoản phải đóng khác như thuế, lãi phải trả ra khỏi thu nhập. Trong một báo cáo kinh doanh thu nhập ròng sẽ là mục nằm cuối cùng và nó thể hiện được mức lợi nhuận mà tổ chức có được khi hoạt động.
5. Phân biệt lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận gộp?
Lợi nhuận trước thuế còn được nhắc đến với cái tên là EBIT. Khi đó một doanh nghiệp sử dụng EBIT để có thể tính toán được lợi nhuận của doanh nghiệp khi đã loại bỏ đi những chi phí phải trả đó là thuế và những phần lãi vay. Thông thường chỉ số này cũng sẽ được đề cập đến trong các báo cáo về quá trình kinh doanh của mỗi tổ chức trong một khoảng thời gian hoạt động.
Theo đó khoảng lợi nhuận trước thuế này thường sẽ được tính bằng cách sử dụng khoảng doanh thu từ quá trình bán hàng sau đó thực hiện việc loại bỏ đi những chi phí vốn của sản phẩm để cho ra kết quả là Gross Profit. Sau khi đã có được Gross Profit tiến hành trừ thêm những chi phí khấu trừ khác và không trừ đi phần thuế và lãi vay. Còn đối với Gross Profit như đã giải thích từ đầu đến giờ thì đó chỉ là phần chi phí hàng hóa bị trừ đi của quá trình bán sản phẩm.
6. Tại sao cần phải xác định lợi nhuận gộp?
Mỗi tổ chức khi vận hành kinh doanh cần kiểm soát được Gross Profit. Đây là chỉ số thể hiện được mức độ quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Đây cũng chính là yếu tố mà những nhà đầu tư chú ý khi đưa ra những đánh giá về việc liệu có nên đầu tư vào một tổ chức có tình trạng quản lý vốn tốt hay kém. Khi kiểm soát được toàn bộ chi phí của quá trình tạo ra sản phẩm. Người quản lý sẽ biết được những chi phí nào có thể thực hiện cắt giảm, từ đó tối đa được lợi nhuận cho quá trình kinh doanh.
Hiện nay, sự cạnh tranh trên mỗi thị trường luôn luôn diễn ra một cách gay gắt. Việc tối ưu chi phí biến đổi của doanh nghiệp sẽ giúp tạo ra được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Đồng thời mang lại mức lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. Chính vì thế việc kiểm soát những yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất sẽ quyết định được khả năng cạnh tranh và tỷ lệ thành công khi đưa sản phẩm ra thị trường. Khi đó những chi phí biến đổi cần chú ý đến sẽ là:
Cần có kế hoạch khấu hao những trang thiết bị dài hạn hợp lý.
Những vật dụng, đồ dùng, dụng cụ cho quá trình sản xuất và những vật dụng gián tiếp.
Nguồn vốn phải bỏ ra cho quy trình vận chuyển và phân phối đến đại lý, cửa hàng.
Chi phí bỏ ra để chuẩn bị nguyên vật liệu để cấu thành sản phẩm.
Mức nhân công phải bỏ ra để trả cho nhân viên, công nhân, và người quản lý. Tính cả những hình thức làm việc thời vụ, bán thời gian…
Chi phí, tiền thưởng cho nhân viên kinh doanh khi bán hàng.
Một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một khả năng quản lý vốn thật tốt. Nhà đầu tư trên thị trường khi hoạt động sẽ chú ý đến khả năng quản lý và sử dụng vốn có tốt hay không. Nếu khả năng sử dụng và quản lý vốn tốt sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đổ tiền vào.
7. Tổng kết
Đây là toàn bộ những kiến thức có liên quan về lợi nhuận gộp, cách tính Gross Profit và những cách phân biệt đối với những khái niệm có liên quan khác. Kinh doanh thì cần phải dựa vào những yếu tố trong thực tế và phải được đo lường một cách rõ ràng và cụ thể. Đây sẽ là một trong nhiều những chỉ tiêu mà người làm kinh doanh cần quan tâm đến.