Trong một doanh nghiệp, yếu tố vốn là một khía cạnh quan trọng mà phải có nó doanh nghiệp mới có thể vận hành và phát triển bền vững. Phần vốn này một phần sẽ đến từ chủ doanh nghiệp và một phần sẽ đến từ các nhà đầu tư hay công ty đối tác góp tiền vào nhằm thu về lợi nhuận. Vậy thì những nhà quản trị lẫn nhà đầu tư cần phải xem xét một chỉ số quan trọng nhằm biết được số tiền đầu tư của mình và nguồn vốn doanh nghiệp đang như thế nào. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về chỉ số capital cost là gì và các thông tin liên quan.
1. Capital cost là gì?
Capital cost được dịch sang tiếng Việt là chi phí sử dụng vốn, đây là tỷ lệ sinh lợi nhuận mà các nhà đầu tư sẽ yêu cầu với số tiền mà họ đã bỏ ra so với số tiền doanh nghiệp có được cho một kế hoạch đầu tư kinh doanh nào đó.
Do đó, việc tính toán được capital cost sẽ có một ý nghĩa như là tỷ lệ sinh lời ít nhất phải có được. Lúc này, nguồn tiền góp vào cho kinh doanh hay đầu tư sẽ làm cho tỷ lệ ROE và EPS không suy giảm.
2. Bản chất
Nếu nhìn một cách bao quát hơn, một doanh nghiệp khi góp tiền của mình dưới dạng nợ hay thông qua vốn chủ sở hữu. Capital cost là mức chi phí cho những hình thức tài chính này, mỗi hình thức được tính dựa vào mức tiêu dùng thích ứng ở một ngữ cảnh nào đó. Thông qua việc lấy trung bình theo hướng này, nhà quản trị có thể tìm ra mức lời mà một doanh nghiệp đang nợ với mỗi đô la được tài trợ.
Khoản vay bên cạnh vốn chủ sở hữu là hai yếu tố làm nên nguồn tiền trong doanh nghiệp. Phía bên cho vay và và nhà quản trị doanh nghiệp sẽ đặt kỳ vọng thu về khoản lợi nhuận nào đó dựa vào số tiền họ đã bỏ vào. Do chi phí vốn là mức sinh lời mà người nắm vốn ( hoặc cổ đông) và các chủ nợ luôn kỳ vọng. Capital cost sẽ chỉ ra số tiền sinh lời từ cả hai phía nguồn vốn này có thể kỳ vọng đạt được. Hiểu theo nghĩa khác, capital cost là khoản phí cơ hội từ những nhà đầu tư khi họ đồng ý góp tiền vào doanh nghiệp.
Chỉ số này ở một doanh nghiệp là mức sinh lời nhìn chung thiết yếu cho chính doanh nghiệp đó. Vì vậy những nhà quản trị hay sử dụng chi phí vốn trung bình nội bộ nhằm vạch ra các chính sách, đo lường sự khả thi ở khía cạnh kinh tế cũng như các cơ hội đầu tư khác. Cost of capital là tỷ lệ chiết khấu được dùng với những nguồn tài chính có mức rủi ro giống với như của doanh nghiệp nhìn chung.
Để dễ hiểu hơn, hãy hình dung một doanh nghiệp tựa như một nhóm tiền. Tiền đi vào thông qua 2 nguồn khác nhau: nợ và vốn chủ sở hữu. Số tiền có được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh không được tính là nguồn thứ 3 do sau khi một doanh nghiệp đã thanh toán nợ, họ sẽ giữ lại một khoản tiền nào đó còn lại không hoàn trả cổ tức cho cổ đông.
3. Đặc điểm của Capital cost
Thứ nhất, chi phí sử dụng vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi yêu cầu từ thị trường
Ở nền kinh tế thị trường, nguồn vốn là một sản phẩm được giao dịch qua lại ở thị trường. Khi một tổ chức tận dùng nguồn vốn nhưng không hình thành được mức lợi nhuận yêu cầu từ thị trường thì những nhà đông tư không muốn bỏ tiền vào tổ chức đó.
Một cách nói khác là capital cost không được quyết định từ các nhà quản trị doanh nghiệp mà được tạo ra dựa vào các yêu cầu của thị trường.
Thứ hai, mức phí sử dụng vốn được đánh giá dựa trên cơ sở độ rủi ro của một kế hoạch đầu tư nào đó. Thường thi nếu dự án này mang tính rủi ro lớn thì tỷ suất sinh lời yêu cầu của các nhà đầu tư càng lớn vì vậy mà capital cost sẽ lớn và trái lại.
Thứ ba, mức phí sử dụng vốn hay được thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm (%).
Yếu tố này nhằm chắc chắn khả năng so sánh được của những mức phí dùng vốn giữa những dự án và các doanh nghiệp, giữa mức phí và độ sinh lời của dự án để vách ra kế hoạch tài chính.
Thứ 4, capital cost sẽ thể hiện về mức lãi suất danh nghĩa mà những nhà đầu tư yêu cầu với số tiền mà họ đã bỏ ra cho công ty dưới hình thức cho công ty vay mượn nợ hoặc góp tiền.
Điều này mang ý nghĩa là mức phí dùng vốn đã được tính luôn ngưỡng bù lạm phát và ngưỡng lãi suất thực được yêu cầu từ nhà đầu tư.
Thứ 5, mức phí dùng vốn sẽ thể hiện độ sinh lời yêu cầu từ những nhà đầu tư trong hiện tại chứ không phải là xét ở khoảng thời gian trong quá khứ.
Việc tính toán mức phí dùng vốn là nhằm vạch ra những kế hoạch tài chính trong thời gian tới, vì vậy không cần phải tính toán đến những mức phì dùng vốn đã được kêu gọi ở quá khứ.
4. Capital cost có ý nghĩa gì?
Chỉ số này của một tổ chức thể hiện rằng mức sinh lời tổng quát mà doanh nghiệp yêu cầu phải có được. Do đó, những nhà quản trị sẽ dựa vào nó nhằm vạch ra những chính sách.
Capital cost như đã nói nó phản ánh được mức sinh lời nhỏ nhất cần thiết được đồng ý mà các tổ chức đem đến cho những người góp vốn, mức sinh lời cá nhân sẽ là một khoản tiền bỏ vào công ty. Chỉ cần bỏ tỷ lệ này ra khỏi tỷ lệ % thì sẽ có thể xác định được mức sinh lời mà doanh nghiệp có được.
Ngoài ra, capital cost còn được sử dụng dưới dạng bài kiểm tra thực tiễn. Nhưng nhiều nhà đầu tư sẽ gặp vài vấn đề ở việc tính ra chỉ số này. Do cách tính nó không dễ dàng. Vì vậy, khi xác định tỷ số này nhà đầu tư phải thật cẩn thận, tính toán kĩ lương nhằm có được cách tính đúng nhất.
Dễ dàng thấy rằng Capital cost là một dữ liệu có vẻ tính toán đơn giản tuy nhiên trên thực tế cũng khá khó. Đối với những nhà đầu tư mới thì đây là một khái niệm mà cần phải nắm vững.
5. Sử dụng Capital cost
Những nhà nguyên cứu chứng khoán hay dùng chỉ số này hay phân tích giá trị của những khoản đầu tư và khi cần quyết định nên bỏ tiền vào cổ phiếu nào.
Những nhà đầu tư hay dùng chỉ số này như một công cụ về yếu tố mà khi một khoản đầu tư có xứng đáng để bỏ tiền vào không. Hiểu một cách khác, Capital cost là mức sinh lời ít nhất được chấp thuận mà ở ngưỡng đó một doanh nghiệp thu về khoản lợi nhuận cho những nhà đầu tư.
Capital cost có thể đáp ứng như một cách quản lý thực tế tối ưu cho những nhà đầu tư. Nhưng những nhà đầu tư thông thường sẽ khá hiếm thấy dễ dang khi tính ra chỉ số này do đây là cách tính không phải đơn giản, cần phải thu thập nhiều thông tin về doanh nghiệp. Nhưng việc có thể tính toán ra chỉ số này có thể hỗ trợ nhà đầu tư biết được số tiền của mình được tận dụng thế nào, mức sinh lời ra sao ở những báo cáo tài chính.
Lời kết
Và đó là những thông tin về chỉ số capital cost mà bạn cần quan tâm. Một doanh nghiệp nếu muốn phát triển bền vững và thu về nhiều lợi nhuận thì cần phải duy trì được nguồn vốn đang có của họ, điều này sẽ thể hiện thông qua việc họ sử dụng mức vốn như thế nào và tỷ suất sinh lời là bao nhiêu, từ đó nhà đầu tư có thể đưa ra sự đánh giá khách quan hơn về số tiền của mình.