Hình thức sở hữu vốn là gì? Có bao nhiêu hình thức sở hữu?

0
2373

Mỗi hình thức sở hữu vốn sẽ ứng với số vốn và các trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp khác nhau. Vậy hình thức sở hữu vốn là gì? Hiện nay có mấy loại hình thức sở hữu nguồn vốn? Mỗi loại hình sở hữu có những điểm đặc trưng gì? Hình thức sở hữu nào đang được phổ biến nhất? Tất cả các thông tin này sẽ có đầy đủ ở bài viết này

Hình thức sở hữu vốn là gì?

Hình thức sở hữu vốn chính là cách thức tổ chức, sử dụng,… các tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức. Mỗi hình thức sở hữu sẽ tương ứng với những trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau. Hiện nay có nhiều cách sở hữu doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế hiện nay

Hình thức sở hữu vốn
Hình thức sở hữu vốn là gì?

Các hình thức sở hữu vốn hiện nay

Mỗi hình sở hữu sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến tất cả mọi người các hình thức sở hữu vốn như sau:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV)

Chủ sở hữu doanh nghiệp TNHH MTV sẽ là một cá nhân hoặc tổ chức. Người chủ sở hữu đó sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm cho các giao dịch của doanh nghiệp trên tổng số góp vốn

Doanh nghiệp TNHH MTV không có quyền phát hành các cổ phần. Nếu trường hợp tăng vốn nhờ vào việc góp vốn của người khác thì bắt buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi doanh nghiệp sang loại hình khác như là TNHH có hai thành viên

Hình thức sở hữu vốn
Người chủ sở hữu có quyền quản lý toàn bộ công ty

Ưu điểm của loại hình TNHH MTV: Người chủ sở hữu loại hình sẽ có quyền quản lý toàn bộ doanh nghiệp đó đối với các lợi nhuận thu được và cũng như các khoản lỗ trong kinh doanh. Doanh nghiệp này sẽ có được nhiều mức ưu đãi khi đóng thuế, mức ưu đãi phụ thuộc vào ngành nghề của doanh nghiệp. Người chủ sở hữu sẽ thuận lợi trong các quyết định kế hoạch của doanh nghiệp do không có các thành viên tham gia khác

Bên cạnh những ưu điểm được nêu trên thì doanh nghiệp TNHH MTV cũng gặp nhiều hạn chế như là: Các quyết định của cả doanh nghiệp đều phụ thuộc vào một mình chủ sở hữu. Phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như số tài sản của người chủ sở hữu. Vì thế doanh nghiệp cũng chịu rủi ro cao

Trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên (TNHH)

Tổng cộng số thành viên tham gia loại hình doanh nghiệp này không được hơn 50 thành viên

Thành viên tham gia sẽ chịu trách nhiệm đối doanh nghiệp theo tỷ lệ đã đóng góp trước đó. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ là tất cả giá trị của số vốn từ các thành viên đã đóng góp

Các thành viên bắt buộc phải đóng góp đầy đủ cho doanh nghiệp theo tỷ lệ đã đăng ký

Doanh nghiệp sẽ không được phát hành các cổ phần

Doanh nghiệp được phép thực hiện tăng lên số vốn điều lệ thông qua hình thức nhận thêm góp vốn của các thành viên hoặc chấp nhận cho thành viên mới tham gia

Công ty cổ phần

Đây là hình thức số vốn điều lệ của công ty sẽ được phân chia ra nhiều các phần có tỷ lệ bằng nhau. Người sở hữu các cổ phần của công ty được gọi là cổ đông

Các tổ chức hoặc cá nhân đều có thể trở thành cổ đông của công ty. Số lượng các cổ đông tham gia có số lượng ít nhất là 3 và không giới hạn số lượng tham gia.

Phải có ít nhất 3 cổ đông để thành lập công ty, tuy nhiên nếu công ty cổ phần được chuyển đổi từ hình thức sở hữu khác thì bắt buộc phải có người sáng lập

Hình thức sở hữu vốn
Nhiều công ty cổ phần được thành lập hiện nay

Trong công ty cổ phần, cổ đông sở hữu các cổ phần được quyền chuyển cổ phần của mình cho các cổ đông thành lập khác. Nhưng chỉ được phép chuyển phần cổ phần loại phổ thông của mình cho người ngoài nếu được sự đồng ý của Đại hội đồng

Các cổ đông sẽ có trách nhiệm đối với doanh nghiệp theo tỷ lệ số vốn đã góp vào doanh nghiệp

Ở công ty cổ phần sẽ được phép phát hành các chứng khoán ra bên ngoài thị trường và quá trình phải làm theo những quy định 

Nhằm mục đích tăng thêm số lượng cổ phần của công ty bằng hình thức chào bán các cổ phần và ngược lại công ty cũng có quyền tự do bán đi các cổ phần theo các quy định

Cổ phần loại phổ thông và loại ưu đãi chính là loại cổ phần có trong công ty cổ phần. 

Công ty cổ phần đem lại nhiều lợi ích cho các cổ đông tuy nhiên nó vẫn có nhiều hạn chế cụ thể như là: Việc thành lập công ty mất nhiều chi phí và quy trình phức tạp, tốn khá nhiều thời gian 

Công ty hợp danh

Đối với công ty hợp danh thì phải có ít nhất là hai thành viên cùng nhau chia sẻ các trách nhiệm, số lợi nhuận thu về cũng như các khoản lỗ của doanh nghiệp theo mức tỷ lệ đã đóng góp. Ngoài ra còn có thể có thêm các thành viên tham gia để góp vốn. Người góp vốn chỉ chịu các trách nhiệm liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn mà họ đã đóng góp 

Công ty hợp danh có thể thông qua sự đồng ý Hội đồng thành viên để kết nạp thêm những người tham gia mới

Công ty hợp doanh sẽ không có quyền phát hành chứng khoán

Các thành viên trong công ty hợp danh không được quyền tư lợi cho cá nhân bằng các hoạt động kinh doanh riêng lẻ cùng chung linh vực của công ty

Nếu có sự đồng ý cũng những thành viên còn lại thì thành viên đó mới được phép chuyển đi phần góp vốn của mình qua cho một người khác

Các thành viên của công ty hợp danh sẽ không được làm chủ một doanh nghiệp khác hoặc tham gia vào một công ty hợp danh khác khi chưa có sự đồng ý của những thành viên khác

Ưu điểm: các trách nhiệm được chia sẻ vì thế doanh nghiệp giảm phần nào rủi ro, các quyết định được thảo luận, trao đổi nhằm đưa ra những kế hoạch kinh doanh tốt hơn

Nhược điểm của công ty hợp danh đó là: quyền kiểm soát trong doanh nghiệp được phân chia vì thế có thể xảy ra nhiều tranh cãi trong các quyết định của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp Nhà nước

Đây chính là doanh nghiệp do chính Nhà nước sở hữu, số vốn điều lệ hoàn toàn là của Nhà nước

Nếu trường hợp số vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu ở dưới mức 100% thì sẽ được tổ chức và quản lý theo hình thức của doanh nghiệp cổ phần hoặc là loại hình TNHH từ hai thành viên

Hợp tác xã

Ngoài những hình thức sở hữu trên thì còn có mô hình hợp tác xã. Đây được xem là một tổ chức kinh tế được  tạo ra nhằm hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau để đáp ứng mong muốn của các thành viên tham gia trong các hoạt động kinh doanh,… và có tối thiểu là 7 người tham gia để thành lập hợp tác xã

Hợp tác xã đã có mặt trong nền kinh tế của Việt Nam rất lâu và đây là hình thức được khuyến khích phát triển 

Để thành lập hợp tác xã thì phải được đăng ký ở cơ quan có thẩm quyền

Lợi nhuận của hợp tác xã sẽ được trích một phần để đóng góp vào các quỹ

Kết luận

Các thông tin chi tiết về các hình thức sở hữu vốn đã có đầy đủ trong bài viết này. Hy vọng các nhà đầu tư có thể có thêm nhiều các thông tin hữu ích về các hình thức sở hữu và nắm rõ được các đặc điểm tổ chức của từng hình thức đó. để áp dụng nó trong các kế hoạch đầu tư của mình

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây