Tài sản vô hình là thước đo dùng để xác định những giao dịch trong đầu tư hoặc kinh tế. Trong xu thế hiện nay, tài sản vô hình trở thành một dạng tài sản để định giá cực kỳ hiệu quả. Vậy tài sản vô hình là gì? Vai trò và phương pháp xác định tài sản vô hình ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết phân tích ở dưới để nắm rõ được loại tài sản này nhé.
1. Tài sản vô hình là gì?
Đây là dạng tài sản không được định dạng dưới hình thái vật chất, tức là không thể nhìn thấy một cách trực quan. Tài sản vô hình tạo ra những quyền lợi cho người sở hữu và nó sẽ được thể hiện qua các bằng chứng và dễ dàng định lượng được.
2. Các thức phân loại
Sau khi hiểu rõ tài sản vô hình là gì thì chúng ta sẽ tiến hành công tác phân loại chúng thành những dạng như sau:
Thứ nhất, tài sản có liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ. Đây là loại tài sản được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, chúng ta có thể nhìn thấy chúng sẽ là nhãn hiệu, bằng sáng chế, các quyền liên quan đến tác giả, tên thương mại, bí mật kinh doanh, bản quyền sáng tạo,…Pháp luật nước ta rất coi trọng những quyền sở hữu trí tuệ đồng thời sẽ xử lý nặng các hành vi có xâm phạm đến nó.
Thứ hai, tài sản vô hình là quyền mà doanh nghiệp nhận được biểu thị dưới hình thức văn bản, phi văn bản. Thông thường, những loại tài sản này sẽ tồn tại dưới dạng một hợp đồng hoặc một giấy phép hoạt động. Về dạng hợp đồng thì có thể là bất kỳ hợp đồng nào như cung ứng, phân phối, thỏa thuận,…
Các quyền được xem là tài sản vô hình sẽ biểu hiện về mặt ưu điểm đã được thỏa thuận rõ ràng đúng như trong hợp đồng và phải đảm bảo tuân thủ tuyệt đối dựa vào những quy định chung. Các quyền này thông thường sẽ là quyền thương mại, đất đai và liên quan đến khoáng sản.
Thứ ba đó là các quan hệ phi hợp đồng. Sở dĩ, doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng các mối quan hệ thì đều phải liên hệ mật thiết đến những cơ quan, các chủ thể chẳng hạn như là đối tác, nhà nước hoặc bên thứ ba. Các mối quan hệ này về bản chất là một thứ vô hình, không được biểu hiện bằng hợp đồng và nó dựa trên sự giao lưu và đàm phán lẫn nhau.
Các mối quan hệ mang đến cho doanh nghiệp nhiều mặt có lợi. Nó giúp cho chúng ta có thêm nhiều những quan hệ với khách hàng hay sự thân thiết với những người cung cấp cũng đã có một sự tác động không nhỏ đến nguồn cung và lợi nhuận biên. Quan hệ tốt với các cơ quan thì sẽ dễ dàng hoạt động hơn và được ưu ái hơn.
Thứ tư là thương hiệu, đây chính là dấu ấn và sức tác động từ độ tin cậy của các doanh nghiệp đó. Dạng tài sản này sẽ tạo nên bởi một quá trình phát triển lâu dài cũng như phải đáp ứng đủ các nhân tố như tên tuổi, địa điểm, sản phẩm có chất lượng cao, nhận được nhiều sự tin dùng từ khách hàng và những đóng góp cho xã hội.
Tất cả những nhân tố này đã tạo thành một lợi thế thương mại, khiến cho tên tuổi của doanh nghiệp ghi lại dấu ấn trên thị trường. Như vậy thì, họ mới bán ra với số lượng hàng hóa lớn và tăng thêm doanh thu.
3. Về vai trò
Tài sản vô hình có vai trò thiết yếu đối với các hoạt động có liên quan đến việc mua bán và chuyển nhượng. Do đó, nó sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng định lượng mức giá trị của tài sản đó là bao nhiêu để có thể thương thượng với nhau.
Đối với các doanh nghiệp thì đây chính là loại tài sản sở hữu một lượng giá trị lớn và nó có vai trò là cơ sở thông tin có mối tương hợp trực tiếp đến giá trị của từng loại tài sản.
Tài sản vô hình giúp thương hiệu được khẳng định và nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Nếu như có đủ độ cạnh tranh thì khách hàng mới dễ nhận biết và doanh nghiệp sẽ tăng thêm doanh thu cũng như mở rộng được thị phần của mình.
Nhờ có sự phát triển khối tài sản liên quan đến sở hữu trí tuệ mà sản phẩm của doanh nghiệp cũng được phát triển theo nhờ vào những phát kiến hiện đại đó. Doanh nghiệp tiếp cận với phần mềm, công nghệ sớm thì sẽ dễ phát triển hơn đồng thời thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.
Thông thường, các doanh nghiệp sẽ xác định giá trị của những loại tài sản nhằm mục đích mua bán hoặc với mục tiêu để chuyển nhượng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng những thông tin được cung cấp này để phục vụ cho vay vốn, quản lý hoặc phân chia lợi nhuận.
4. Xác định giá trị tài sản vô hình bằng những cách thức gì?
4.1. Phương pháp so sánh
Chúng ta sử dụng bằng cách nhìn nhận chúng dựa vào những gì có trên thị trường. Tức là chúng ta sẽ đặt tài sản vô hình dưới góc độ phân tích tất cả những thông tin về giá trị của loại tài sản tương tự để cuối cùng kết luận về những nhận định đúng về giá trị thực của chúng.
Các tiêu chí cần xem xét như sau: Quyền tài sản, lĩnh vực và ngành nghề tập trung, yếu tố về khu vực, các điều khoản liên quan đến việc mua bán hoặc chuyển nhượng, một số đặc điểm khác, sự giống nhau về nhiều mặt của chúng,…
Lưu ý rằng, việc so sánh phải sử dụng ít nhất 3 đối tượng có cấu trúc tương tự nhau để kiểm tra và thẩm định.
4.2. Phương pháp chi phí tái tạo
Chúng ta sẽ sử dụng cách thức này bằng việc xác định những yếu tố tạo lập nên một loại tài sản vô hình chẳng hạn như các loại chi phí dùng cho việc tái tạo những loại sản phẩm, các loại phí bị hao mòn khi sử dụng hoặc bất kỳ một khoản lợi nào mà doanh nghiệp thu được từ chúng. Phương pháp này chúng ta có thể hiểu là cách thức dùng để đánh giá nhìn từ góc độ chi phí mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra.
4.3. Phương pháp tiền sử dụng
Chủ yếu chúng ta sẽ dùng cách thức này bằng cách dựa trên dòng tiền được sử dụng cho loại tài sản mà chúng ta cần xem xét đó. Thông thường sẽ xuất phát từ nguồn thu nhập của chính họ.
Chúng ta thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng các dòng tiền đã được chiết khấu thuế trong tương lai để biết được những khoản chi phí ròng cần tính toán. Việc xác định được tính nhất quán, tức là tổ chức cá nhân cần phải liệt kê tất cả những loại phí dùng để chi trả mà tác động đến chúng để tính toán được một cách chính xác.
4.4. Phương pháp tính nhờ vào lợi nhuận vượt trội
Tại đây, chúng ta sẽ thực hiện các phép tính mang giá trị ước lượng giữa các khoản lợi nhuận khi đã sử dụng và các khoản không sử dụng đến những loại tài sản vô hình. Sự chênh lệch số tiền này, doanh nghiệp hiểu được tài sản vô hình đã làm mới những nguồn thu như thế nào cho các chủ thể.
5. Lời kết
Bài viết trên đây đã giải thích cho bạn đọc về khái niệm tài sản vô hình là gì cũng như cách thức phân loại, vai trò và phương pháp định giá. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn nắm được rõ hơn về tài sản vô hình là gì và tiến hành định giá chúng chính xác nhất.