Đối với lĩnh vực kinh doanh sẽ có tương đối khá nhiều thuật ngữ trong quá trình quản lý công việc. Những thuật ngữ này có một số sẽ gây ra sự khó hiểu cũng như tính phức tạp trong các nghiệp vụ kế toán. Một trong những khái niệm gây khó hiểu nhất là đối với những người mới lần đầu nghe đến đó là thuật ngữ lũy kế. Trong kinh doanh, việc áp dụng và tính toán lũy kế giúp chúng ta thống kê được hiệu quả kinh doanh tốt hơn trong một khoảng thời gian.
1. Lũy kế là gì?
Cummulative trong tiếng Anh có nghĩa là lũy kế, đây là hành động đưa số liệu từ phần tổng hợp, thống kê trước đó vào phần hoạch toán kế tiếp để thực hiện tính toán. Giải thích rõ hơn về lũy kế là gì, nó chính là hành động lũy tiến được nối tiếp nhau và cộng dồn số liệu thống kê.
Ví dụ:
Một cửa hàng kinh doanh có khoảng nợ ở tháng trước là 3 triệu, vào tháng kinh doanh kế tiếp lại nở thêm một khoảng 4 triệu nữa. Nếu cả khoảng nở tháng trước và tháng này đều chưa trả thì được tính lũy kế vào tháng sau đó là 7 triệu.
2. Những hình thức tính lũy kế kinh doanh
2.1 Giá trị thanh toán
Giá trị lũy kế này sẽ bao gồm hai khoảng trong đó lẽ có phần thanh toán tạm ứng cùng với một khoảng tiền khác là khối lượng thanh toán.
– Phần tạm ứng thanh toán này sẽ gồm giá trị của phần tiền ứng tạm sẽ được tính theo tổng số tiền cần được thu hồi ở kỳ kinh doanh trước sau đó trừ đi số lượng tiền chiết khấu và cộng với tổng giá trị mà doanh nghiệp sẽ được thanh toán trong kỳ kinh doanh hiện tại.
– Phần khối lượng sẽ được hoàn trả bằng tổng giá trị mà doanh nghiệp đã chi trả cho tổng khối lượng đã được thống kê cho đến cuối thời điểm kinh doanh của kỳ trước. Sau đó thực hiện cộng với số tiền được chiết khấu của phần giá trị tạm ứng. Cuối cùng là cộng với khoảng tiền phải thanh toán trong kỳ kinh doanh.
Hiểu rõ được cách xác định lũy kế giúp bộ phận kế toán thống kê đúng được những hoạt động kinh doanh của tổ chức từ đó có những cách xác định giá trị không bị sai lệch.
2.2 Lỗ kinh doanh
Từ cách gọi tên chúng ta có lẽ đã phần nào hiểu được bản chất của nó. Lỗ chính là phần suy giảm, thiếu hụt so với khoảng tài sản ban đầu. Phần lỗ này sẽ được hoạch định và thống kê chi tiết trên số sách. Đây chính là phần bị mất đi hoặc thiếu hụt khi quá trình thu hồi giá trị không được đầy đủ.
Việc lỗ này sẽ được các doanh nghiệp ghi nhận lại vào từng kỳ kinh doanh cụ thể. Ví dụ như trường hợp dây chuyền sản xuất của một doanh nghiệp với nhiều máy móc thiết bị được sử dụng với khoảng thời gian khấu hao kéo dài 5 năm. Thế nhưng trong thực tế, những loại máy móc này chỉ sử dụng được khoảng 4 năm và bị hư hỏng không thể nào vận hành được nữa. Theo đó, máy móc thiết bị trong trường hợp này hết hạn sử dụng trước một năm. Vậy năm khấu hao cuối cùng không được hoàn thành dẫn đến tình trạng lỗ lũy kế.
Vậy làm thế nào để xác định khoảng lỗ lũy kế này?
Đối với khoản lỗ lũy kế do chưa khấu hao được hết thời gian sử dụng sẽ được trừ đi phần giá trị đã được thu hồi cụ thể là những giá trị đã trải qua khấu hao. Phần trừ đi sẽ được thống kê và tính toán thành tiền cụ thể.
Nếu một doanh nghiệp phát sinh những khoảng lỗ , theo đó người làm kế toán phải thực hiện nghiệp vụ hoạch toán giá trị lỗ này. Nếu như sản phẩm được tính lũy kế dựa theo tỷ lệ của giá gốc thì nó sẽ được tính như sau:
– Khoảng lỗ sẽ được tính toán bằng cách xác định những loại chi phí của khoản lỗ lũy kế gây ra. Sau đó, khoảng lỗ này sẽ được tính toán hoặc những khoản lỗ này sẽ được xác định dựa giá trị của tài sản ghi nhận lỗ.
Một lưu ý đối với những tổ chức trong khi thực hiện xác định những khoản lỗ lũy kế là việc không đánh giá chính xác được giá trị của một loại tài sản. Tốt nhất chúng ta nên thực hiện quy đổi các giá trị thu hồi đó thành tiền mặt.
2.3 Khấu hao
Lũy kế khấu hao nếu có xuất hiện cũng đều cần được làm rõ để tránh những sự nhầm lẫn. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ khấu hao là một hành động thực hiện thu hồi dần tài sản cố định của tổ chức theo từng khoảng thời gian cụ thể. Việc khấu hao này thường diễn ra trong thời gian dài và được áp dụng đối với các thiết bị máy móc.
Khi đã nắm được khấu hao thì lũy kế của nó cũng sẽ dễ hiểu hơn rất nhiều. Theo đó, khấu hao sẽ là tổng tất cả các giá trị từng năm khấu hao. Kế đó sẽ tính chung với tổng các phần khấu hao của các năm khác và công dồn cho đến khi phần khấu hao được thực hiện xong.
2.4 Lợi nhuận
Đối với lãi thì lũy kế sẽ chính là phần gia tăng giá trị đối với các loại tài sản. Những giá trị này tăng cao và vượt mức trên thống kê của sổ sách. Điều này tạo ra được những sự hữu ích cho doanh nghiệp. Giúp tổ chức bù trừ vào những mục lỗ.
Ví dụ: Một công ty sản xuất hàng may mặc có một dây chuyền gồm nhiều máy móc và thiết bị sản xuất với thời gian sử dụng dự kiến là 7 năm. Nhưng khi hoạt động thì khi công ty sử dụng thì hạn mức của nó đã vượt qua khỏi 7 năm nhưng vẫn có thể hoạt động và cho ra sản phẩm tốt. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị của máy móc vẫn giữ nguyên mặc dù thời gian khấu hao đã hết. Vậy doanh nghiệp trong trường hợp này sẽ có thêm một khoảng tiền lời do không phải khấu hao thêm. Trong thực tế thì điều này rất khó xảy ra vì trong quá trình sử dụng thì máy móc đã cần phải bảo thì và đương nhiên sẽ có sự cố phát sinh.
Lãi lũy kế = giá trị sổ sách của CGU + giá trị thu lại được của CGU.
CGU: Đơn vị tạo ra doanh thu(tiền)
3. Lỗ lũy kế có thể đảo ngược lại hay không?
Sẽ có một vài trường hợp chúng ta có thể đảo ngược lại quá trình lỗ lũy kế. Theo đó chúng ta sẽ đảo lại phần lỗ lũy kế này trong bằng một vài chỉ số để khiến phần giá trị này giảm đi và đưa phần lỗ này nhập vào giá trị lỗ. Và cần nền chú ý việc điều chỉnh phần lỗ này sẽ kéo theo việc điều chỉnh khấu hao ở kỳ tiếp theo và không nên thực hiện đảo lỗ để tạo lợi thế trong kinh doanh.
4. Làm thế nào để phát hiện khoảng suy giảm?
Những chỉ số đánh giá sẽ là sự thể hiện của sự thay đổi giá trị của thị trường và doanh nghiệp. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến đó là sự tăng giảm lãi suất, các yếu tố kỹ thuật, tính pháp lý, lượng tài sản hiện tại, bất lợi trong kỹ thuật, tình hình kinh tế thị trường….
Những sự thay đổi có thể bắt nguồn từ những thiệt hại về tài sản, vật chất, rủi ro trong quá trình kinh doanh, những biến động tạo nên bất lợi cho doanh nghiệp khi tái cơ cấu,… Những vấn đề trên khi xảy ra sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi và tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lũy kế thực ra là một cách tính cộng dồn của một loại tài sản, thống kê, chỉ số của kỳ kinh doanh này sang một kỳ hoạt động khác. Từ đó giúp chúng ta có góc nhìn tổng quát hơn về tình hình hoạt động của tốt chức trong một khoảng thời gian.