Momentum là gì và cách giao dịch với chỉ báo momentum

0
6492

Chỉ báo dường như đã trở thành một công cụ không thể thiếu của các nhà đầu tư, có rất nhiều chỉ báo và mỗi công cụ như vậy mang một chức năng khác nhau, đa phần là xác định xu thế thị trường. Có một chỉ báo khá quan trọng trong việc tìm ra động lượng của thị trường, thị trường đã tăng hay giảm giá trong bao lâu và mạnh hay yếu. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về momentum là gì và cách để giao dịch với momentum trên thị trường forex.

1. Momentum là gì?

Momentum được dịch ra tiếng Việt là động lượng, viết tắt là MOM. Ở mảng giao dịch ngoại hối, momentum được xem là lực của xu thế. Theo đó thì chỉ bảo này có nhiệm vụ dùng để đo lường và hỗ trợ nhà đầu tư nhìn nhận tốc độ biến động đường giá.

Những nhà đầu tư sẽ dựa trên thông tin và chỉ báo này đưa ra để tìm được nguồn lực tiềm ẩn phía sau xu thế ở thời điểm hiện tại. Đây là điều giúp cho nhà đầu tư kỳ vọng sự đổi chiều của xu thế hay đi tiếp của thị trường, thông qua đó đưa ra sự lựa chọn đặt lệnh chính xác hơn.

Momentum
Momentum là gì

2. Đặc điểm của chỉ báo Momentum

Momentum là chỉ báo được dùng ở mọi khung thời gian. Đường momentum sẽ biến động quanh trục 100. Khi chỉ báo này càng đi xa khỏi đường 100 thì giá chuyển động càng mạnh.

Khi momentum lớn hơn đường 100 hay ở vị trí bên trên đường 100 thì mức giá đóng cửa khi đang xét lớn hơn giá đóng cửa ở trước đó 14 tiếng. Tượng tự với khi momentum nhỏ hơn 100.

Đoạn nối từ đường momentum đến đường 100 thể hiện tốc độ di chuyển của đường giá. Khi momentum bằng khoảng 98% thể hiện giá giảm với một lực lớn hơn khi momentum bằng 99%. Tương tự vậy thì nếu momentum bằng 110 % thì tăng lực lớn hơn khi momentum bằng 105%.

3. Ý nghĩa của chỉ báo Momentum

3.1 Momentum giúp đánh giá tổng quan sức mạnh của xu thế:

Thị trường có xu thế tăng mạnh và bền vững khi chỉ báo momentum tăng lên.

Thị trường có xu thế suy yếu và có thể đổi chiều khi chỉ báo momentum giảm xuống.

3.2 Momentum phân tích kỹ hơn hành vi của giá:

Các nhà đầu tư khi đi tìm hiểu kỹ hơn về momentum, đã nhận ra rằng chỉ báo này còn xuất hiện ở từng thân nến, chi tiết:

Khi cây nến có râu dài và không có râu nến thì được coi là nến marubozu tức là nến mạnh, thể hiện lực của momentum rất mạnh. 

Ngược lại, khi nến có thân lùn và một hay cả hai râu đều dài thì được xem là cây nến yếu và có lực momentum nhỏ.

Vậy thì chỉ thông qua so sánh sự tăng giảm của nến và sức mạnh của mỗi cây nến này thì trader đã có thể tính được độ lớn của xu thế thị trường khi ấy. Điều này sẽ hỗ trợ nhà đầu tư đánh giá kỹ hơn về biến động giá.

3.3 Cho nhà đầu tư biết 3 dấu hiệu quan trọng:

Khi chỉ báo momentum đi qua đường 100 thể hiện dấu hiệu quá mua hoặc quá bán hay có thể đường giá đang dịch chuyển với tốc độ như thế nào.

Khi chỉ báo momentum đi qua đường trung bình cộng sẽ hỗ trợ nhà đầu tư xác định điểm mà ở đó có tín hiệu đổi chiều.

Nếu chỉ báo momentum phân kỳ hay hội tụ đường giá thể hiện rằng giá đang có xu thể đổi chiều. Mặc dù vậy, khi ở trong một xu thế mạnh thì dấu hiệu này suy yếu và dễ bị nhiễu.

4. Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

4.1 Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường 100

Thị trường ngoại hối có giá luôn biến động, do đó mà đa số thời điểm mà giao dịch diễn ra trên thị trường, momentum luôn ở phía trên hay bên dưới đường 100. Ở những lúc mà đường momentum đi qua đường 100, thường diễn ra những dấu hiệu mua hay bán trên thị trường, tuy nhiên đó chưa phải là dấu hiệu mạnh mẽ.

Nếu chỉ báo momentum đi qua đường 100 từ dưới lên thì thể hiện trader đang được đặt ở vị thế mua và họ nắm nhiều lợi thế hơn, giá có khả năng cao sẽ tăng tiếp tục và đó là dấu hiệu để bạn đặt lệnh mua. Ngược lại nếu đường momentum đi qua đường 100 từ trên xuống, phía người bán đang nắm nhiều lợi thế hơn, giá có khả năng sẽ giảm tiếp tục, dấu hiệu này để nhà đầu tư đặt lệnh bán.

Momentum
Giao dịch khi momentum cắt đường 100

Thực tiễn cho thấy đường momentum đi qua đường 100 rất thường xuyên, ở mỗi điểm giao nhau như vậy thì giá sẽ ít nhất diễn ra một lần tăng hy giảm, tuy nhiên những đợt biến động này thường khá ngắn, có khi đây chỉ đơn thuần là một lần test lại của xu thế chung, khi áp dụng không thích hợp thì nhà đầu tư sẽ dễ dàng đặt lệnh trái với hướng đi của xu thế chung này.

Để áp dụng các dấu hiệu này chuẩn xác hơn, bạn hãy dùng nó khi đã tìm ra giá đang dịch chuyển trong một xu thế chung nào đó, sau đó xác định những điểm giao nhau để đặt lệnh hiệu quả.

Momentum
Xác định lệnh khi momentum cắt đường 100

Xu thế chung theo hình phía trên là một xu thế tăng, bạn có thể đợi cho một đợt giá đi xuống như mà một đợt test lại một lần nữa trước khi giá đi lên tiếp tục theo một xu thế chung ở trước nó. Momentum đi xuống dưới đường 100 sau đó tăng lên lại là dấu hiệu. Đặt lệnh mua ở lúc mà momentum đi qua đường 100 phía dưới lên, bạn có thể dùng 3 cây nến tăng liên tục để xác nhận dấu hiệu này, tiếp theo sau là retest giá giảm. Đặc điểm cắt lỗ ở đáy sát nhất trước nó, điểm chốt lời đặt sao mà có mức lời cao gấp đôi so với điểm cắt lỗ.

4.2 Giao dịch khi đường Momentum phân kỳ hoặc hội tụ đường giá

Rất nhiều các nhà đầu tư đã quen và nắm rõ các dấu hiệu về hội tụ hay phân kỳ. Việc tìm ra xem đó là phân kỳ hoặc hội tụ ảnh hưởng bởi những đỉnh và đáy được tạo ra từ đường momentum và đường giá, chi tiết:

Phân kỳ diễn ra khi đường momentum hình thành đỉnh trước cao hơn đỉnh sau tuy nhiên đường giá lại hình thành đỉnh trước thấp hơn đỉnh sau.

Hội tụ diễn ra khi đường momentum hình thành đáy trước thấp hơn đáy sau tuy nhiên đường giá lại hình thay đáy trước cao hơn đáy sau.

Momentum
Giao dịch khi momentum phân kỳ hay hội tụ đường giá

Khi dấu hiệu hội tụ, phân kỳ xuất hiện, sẽ giúp các trader nhận ra có xu thế đổi chiều của giá. Mặc dù vậy, dấu hiệu xu thế đổi chiều là một dấu hiệu không mạnh nếu hội tụ hay phân kỳ diễn ra. Đặc biệt là khi giá đang biến động ở một xu thế mạnh mẽ, những dấu hiệu này dễ bị sai lệch,. Vì vậy mà nhà đầu tư không nên hoàn toàn tin những dấu hiệu đổi chiều này, bạn cần sử dụng nhiều công cụ hay chỉ báo khác để xác nhận nhằm mang lại độ chính xác cao.

4.3 Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường MA

Khi đường MA và đường momentum kết hợp lại với nhau sẽ hỗ trợ trader xác định điểm mà ở đó giá đổi chiều và bắt đầu một xu thế mới. Khi đó bạn cần sử dụng kèm với đường MA với mỗi giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên dựa vào các nhà đầu tư lâu năm thì chu kỳ 9, 14, 21 được dùng rộng rãi hơn. Chu kỳ càng lâu thì độ mượt và độ chuẩn xác càng lớn.

Theo đó:

Khi đường Momentum tăng lên và đi qua đường MA thì nhà đầu tư đặt lệnh mua.

Khi đường Momentum giảm xuống và đi qua đường MA thì nhà đầu tư đặt lệnh bán.

Lưu ý: dấu hiệu này không quá mạnh nên nhà đầu tư cần sử dụng kèm với các chỉ báo khác bên cạnh momentum và đường 100 để tăng độ chuẩn xác.

Lời kết

Và đó là những thông tin về chỉ báo momentum mà bạn cần quan tâm. Cần kết hợp nhiều công cụ với nhiều chức năng khác nhau để đảm bảo được thị trường sẽ chuyển động theo đúng xu hướng kỳ vọng, nhằm thu về mức lợi nhuận cao hoặc giảm thiểu rủi ro nhất có thể. Một chỉ báo động lượng mà bạn nên quan tâm đó chính là momentum.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây