NAV là gì? Vai trò của NAV trong các quyết định đầu tư?

0
5883

Những hình thức tham gia đầu tư chứng khoán đã không còn quá xa lạ đối với người Việt Nam. Thay vì để yên những khoảng tiền nhàn rỗi của mình mất giá theo thời gian. Việc đầu tư những khoảng tiền để tìm kiếm lợi nhuận có vẻ sẽ hữu ích hơn. Chứng khoán là một cách đầu tư được rất nhiều người quan tâm. Vậy làm thế nào để biết được một doanh nghiệp nào đó có khả năng kinh doanh tốt để đầu tư vào? Điều đó sẽ được giải đáp bằng chỉ số NAV.

1. NAV là gì?

Net Asset Value là tên gọi đầy đủ của NAV. Chỉ số NAV hay giá trị tài sản thuần là chỉ tiêu đánh giá cổ phần của doanh nghiệp sẽ có giá trị bao nhiêu. Nhà đầu tư sẽ dùng NAV để nhận định xem doanh nghiệp đó có giá trị như thế nào đối với mức giá hiện tại.

NAV
Chỉ số NAV là gì?

Thông qua NAV, người đầu tư sẽ xác định được doanh nghiệp đó có tài sản thuần như thế nào. Từ chỉ số NAV ta có thể nhận định được bên trong doanh nghiệp có đang thật sự hoạt động tốt như những báo cáo tài chính bên ngoài hay không. Tài sản thuần NAV của doanh nghiệp sẽ được cấu thành từ:

Nguồn vốn từ các cổ đông công ty(vốn điều lệ)

Nguồn vốn được hình thành từ lợi nhuận của công ty.

Vốn huy động được từ quá trình niêm yết và phát hành cổ phiếu.

Nếu một doanh nghiệp có mức vốn góp cổ đông hay NAV thấp trong khi tài sản được báo cao thì lại cao cũng có thể xuất phát từ nguồn vốn vay. Những khoảng vốn do các cổ đông tạo nên sẽ được dùng để tính chỉ số NAV hay còn gọi là nguồn vốn thuần của doanh nghiệp.

2. NAV với giá cổ phiếu có những điểm tương quan nào?

Đứng dưới góc độ là một nhà đầu tư thì giá cổ phiếu và chỉ số NAV sẽ có những điểm tương quan như sau:

NAV là chỉ số thể hiện được tổng vốn cổ đông của các doanh nghiệp. Những giá trị NAV của cổ phiếu trên thị trường sẽ được xác định bằng số chi phí mà người tham gia đầu tư sẵn sàng bỏ ra để thực hiện giao dịch. Chú ý giá cổ phiếu có thể bị thao túng trên thị trường với mục đích đầu cơ.

Trên thị trường, giá của cổ phiếu sẽ luôn giao động dựa vào cung cầu và sự mua bán, những tác động của kinh tế, chính trị… giá của cổ phiếu sẽ giao động và có thể ở mức thấp hơn hoặc cao hơn NAV. Việc giá trị của cổ phiếu liên tục biến động chính là biểu hiện của sự chính xác về giá, rằng thị trường đang có nhận định đúng khi lượng người mua bán diễn ra liên tục.

Giá của cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào bên mua và bên bán mà hình thành theo từng thời điểm. Còn chỉ số NAV sẽ được xác định theo ngày dựa vào giá trị tài sản hiện tại của doanh nghiệp.

3. NAV có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư?

Nhà đầu tư khi tìm hiểu về một loại cổ phiếu của doanh nghiệp bất kỳ đều sẽ tính toán chỉ số NAV của tổ chức đó. Từ đó đưa ra nhận xét và quyết định sẽ đầu tư hay không vào doanh nghiệp này.

NAV
NAV có quan trọng hay không?

Khi có được chỉ số NAV trong trường hợp giá của cổ phiếu thấp điều này nói lên rằng doanh nghiệp hiện tại đang có cho mình một nguồn vốn nhất định để triển khai quá trình kinh doanh, sản xuất. Nguồn vốn này thường sẽ xuất phát từ chính lợi nhuận(NAV) của doanh nghiệp để thực hiện tái đầu tư. Vì thế những nhà đầu tư có thể tin tưởng vào loại cổ phiếu này.

Trong trường hợp NAV không thể thay đổi nhưng tổ chức vẫn có thể mang về một mức lãi tốt. Chúng ta vẫn có thể thực hiện việc đầu tư vào doanh nghiệp và có thể thu về mức lãi trong một khoảng thời gian.

Nhưng nếu chỉ số NAV vẫn được giữ nguyên. Nhưng quá trình kinh doanh lại có xu hướng kém đi thể hiện qua mức vay cao hơn quá nhiều so với NAV. Trong trường hợp này cần cân nhắc có nên đầu tư vào loại cổ phiếu này hay không bằng những cách thức phân tích khác.

4. Xác định NAV như thế nào?

Xác định chỉ số NAV cũng không hề khó chút nào. Theo đó ta sẽ sử dụng các yếu tố đó là tổng vốn sở hữu sẽ bao gồm tài sản được trừ đi những khoảng nợ và các loại trái phiếu và số lượng trái phiếu được niêm yết trên thị trường.

NAV
Cách tính chỉ số NAV.

Công thức:

NAV = (Tài sản của doanh nghiệp – tổng nợ phải thanh toán) / Số lượng cổ phiếu đang có trên thị trường

Tổng mức tài sản thuần(NAV) của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

Số vốn điều lệ hay vốn góp của cổ đông được giữ lại từ các khoản lợi nhuận.

Mức chênh lệch giữa vốn huy động được cao hơn so với mức lỗ. Các khoảng này NAV có thể hình thành từ các hoạt động kinh doanh hay những khoảng dự trữ.

5. NAV tác động gì đến quỹ tương hỗ?

5.1 Tác động của NAV đến Tài Sản

Giá trị NAV của những quỹ tương hỗ có được sẽ là những giá trị mà tổ chức có được vào thời điểm chốt phiên cuối ngày. Giá trị của nó thông thường sẽ được xác định dựa trên những khoảng thu tiền mặt, những giá trị đầu tư, và những nguồn thu khác…

Những quỹ tương hỗ được hình thành có thể bao gồm tiền mặt hoặc những loại tài sản lưu động, cổ tức, thanh toán lãi… những giá trị NAV vừa kể trên sẽ là những biến thể nằm trong mục tài sản.

5.2 Tác động của NAV đến nợ Phải Trả

Khi tính toán tổng giá trị tài sản ròng(NAV) cần phải trừ đi các khoảng nợ phải thanh toán trong đó sẽ có những khoảng nợ cho vay, các chi phí chưa thanh toán, lệ phí trong quá trình hoạt động, lương của nhân viên, chi phí của quá trình quản lý,… Những khoảng tiền cần phải trả khác có thể phát sinh có thể kể đến nhưng các loại cổ phần dành cho những người không nơi ở, những khoảng nợ cần phải trả cho những tổ chức ngoài nước, các loại tiền khác….

6. NAV có những tác động mang lại lợi ích nào?

Chúng ta có thể nhắc đến những điểm hữu ích của NAV như chức năng định giá các loại cổ phiếu, những loại hình tài sản tồn tại trên thị trường chứng khoán.

NAV
Lợi ích mà NAV mang lại trong đầu tư.

6.1 NAV giúp định giá các loại tài sản trên thị trường

Những doanh nghiệp và tổ chức trên thị trường sẽ tính toán và đánh giá lại những khoản mục đầu tư của họ khi đến thời điểm thị trường bắt đầu đóng cửa. Tại thời điểm mở cửa của ngày hôm sau sẽ được lấy giá của thời điểm đóng cửa trước đó trừ đi những chi phí để xác định giá của các loại tài sản ròng(NAV).

6.2 NAV giúp tính toán các loại tài sản ròng

Giá trị ròng(NAV) của những doanh nghiệp chính là các loại tài sản bao gồm vốn chủ sở hữu và thường sẽ được xác định bằng cách tính tổng những chi phí tích lũy cổ phiếu. Giá trị của những loại cổ phiếu này sẽ biến động liên tục dựa vào sức mua bán của các chủ thể trên thị trường chứng khoán.

7. Tổng kết

NAV là một chỉ số giúp các nhà đầu tư mới hoặc những ai muốn tìm hiểu về giá trị của cổ phiếu và tổ chức phát hành ra nó. NAV giúp đưa ra được những cơ sở nhận định để thực hiện đầu tư vốn vào những tổ chức, doanh nghiệp có tiềm năng. Trong thực thế đầu tư trên thị trường, lãi mà doanh nghiệp kiếm được chính là điều được quan tâm và đặt lên hàng đầu. NAV cũng chính là cơ sở được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì nó thể hiện được khả năng tận dụng nguồn tiền của chính doanh nghiệp đó.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây