Đối với những nhà phân tích, Nco cung cấp các thông tin liên quan đến đánh giá chất lượng các khoản vay và người vay. Do đó, Nco đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về Nco là gì cũng như công thức để tính Nco.
1. Nco là gì?
Nco là một khoản chi phí giải quyết những khoản thu hồi nợ quá hạn. Khi đó, doanh nghiệp phải tiến hành các khoản bù trừ gộp và sử dụng Nco để giải quyết các vấn đề về nợ xấu mà doanh nghiệp không thể bằng một cách nào đó thu hồi lại được.
2. Đặc điểm của Nco
Nói một cách khác, người ta còn gọi Nco như một khoản nợ khó khó khả năng đòi lại được. Thông thường, Nco sẽ bị xóa sổ nếu như xuất hiện và được phân loại vào danh mục các khoản bù trừ gộp. Trường hợp doanh nghiệp có thể thu hồi được khoản nợ này thì ngay lập tức khoản phí đó sẽ được cấn trừ để đo lường giá trị Nco trên tổng các khoản bù trừ, giúp cho doanh nghiệp phục hồi lại được hoạt động.
Một điều hiển nhiên là không phải bất kỳ chủ nợ nào cũng nhận được 100% khoản chi phí mà bên nợ có thể trả lại. Vì vậy, trước khi cho vay, chủ nợ sẽ có những hành động để xây dựng các khoản chi phí dự phòng, dự trù số tiền có khả năng không được hoàn trả cũng như những khoản tiền chắc chắn sẽ không thu về được.
Thông thường, những dự trù này có thể diễn ra theo đúng như những gì mà doanh nghiệp đã tính toán. Tuy nhiên, thực tế vẫn có khả năng doanh nghiệp được nhận hết các khoản chi phí đó và tạo ra một con số bù trừ Nco có khả năng xuất hiện trên thực tế.
Để giảm thiểu tình trạng nợ xấu, doanh nghiệp thông thường sẽ giảm thiểu mức phí dự phòng để dành cho việc vay mượn bằng cách lấy số tiền bù trừ ròng Nco trong giai đoạn kiểm toán để hoàn lại các chi phí dự trù đó.
Trong báo cáo kinh doanh, những chi phí dự trù này thông thường sẽ bị xếp vào danh mục những chi phí có nguy cơ giảm lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp.
Khoản dự phòng rủi ro cho vay Nco xuất hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như một khoản chi phí và do đó sẽ làm giảm lợi nhuận hoạt động.
3. Ví dụ về Nco
Ngân hàng Liên Bang ở Hoa Kỳ đã phải thiết lập một đội ngũ để theo dõi tỷ lệ Nco của các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, tỷ lệ Nco được tính toán bằng cách lấy Nco chia cho trung bình của các khoản vay trong từng thời kỳ. Ngoài ra, họ thậm chí còn phân chia thành các danh mục riêng để tính toán như công nghiệp, nông nghiệp,…Và cuối cùng, họ đã tính được tỷ lệ Nco của ngành ngân hàng trong quý 3 năm 2020 rơi vào mức 0.51%.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xem qua một ví dụ tiêu biểu của Capital One Financial Corp về tỷ lệ Nco như sau: Theo báo cáo của COFC, họ tính được tổng các khoản chi phí dùng để bù trừ trong năm 2019 là 2.53%. Tức là có sự tăng lên 0.1% so với năm ngoái. Nhờ vào quá trình hạch toán, COFC đã áp dụng Nco để giải quyết các khoản dự trù đó và xác định lại được các tiêu chuẩn mà khách hàng cần phải đáp ứng khi cho vay cũng như phản ánh được tín hiệu của các hoạt động giao dịch hiện nay.
Chẳng hạn như một doanh nghiệp sau kỳ kế toán đã đưa ra được kết luận rằng khoản bù trừ chiếm 3% trên tổng khối lượng chi phí dư nợ. Trong tổng số phần trăm này thì ước tính 0.5% chi phí trong tổng số đó có khả năng được hoàn lại. Khi đó, ta sẽ tính được Nco là bằng 0, tức là doanh nghiệp có thể sẽ không phải chi trả các khoản bù trừ thuần.
4. Tầm quan trọng của Nco đối với nhóm ngân hàng
Có thể nói, việc dự trù được những nguy cơ rủi ro có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và thiết yếu đối với nhóm ngành ngân hàng. Đơn giản bởi hoạt động chính của nhóm ngành này chủ yếu là nhờ vào việc vay mượn. Nhìn chung, ngân hàng sẽ có thể thu được về lợi nhuận cho mình bằng cách cho đối tác vay một khoản vốn và đều đặn nhận lãi suất cố định hoặc cho vay lại và nhận khoản chênh lệch lãi suất.
Chính vì lẽ đó, các khoản chi phí liên quan đến gửi tiền và vay tiền được xếp vào một trong những loại phí ảnh hưởng và chi phối tất cả các hoạt động của ngân hàng đó. Và cứ mỗi định kỳ, kế toán sẽ tổng hợp và báo cáo lại tất cả những khoản phí này. Do đó, việc tính toán Nco là rất cần thiết để ngân hàng có thể duy trì được ngân quỹ của mình và phân bổ chúng cho những hoạt động khác.
Ngân hàng thực hiện quá trình đánh giá tổng chi phí dự trù dựa phần lớn vào kế toán cũng như thực trạng rủi ro của các khoản nợ. Ngoài ra, việc này còn ảnh hưởng từ những tác động ngoại cảnh như kinh tế mà có thể dẫn đến việc những người vay nợ sẽ tiến hành trả hay không trả khoản vay đó của họ.
Tỷ lệ Nco khi đó sẽ được giám sát một cách chặt chẽ đối với các khoản cho vay này. Đồng thời, Nco cũng đóng vai trò là một công cụ để đo lường mức độ tài chính và chất lượng của một ngân hàng trên thị trường. Tuy nhiên, đôi khi giữa các ngân hàng có sự chênh lệch về Nco nhưng lại xuất phát từ cách thức kinh doanh của các bên.
Chẳng hạn như, ngân hàng này chủ yếu có cơ cấu hoạt động chuyên về mảng cho vay kinh doanh. Những khoản chi phí vay này thường sẽ đem lại cho ngân hàng những khoản lãi cao hơn bởi vốn dĩ lãi suất của các hoạt động này cũng tương đối cao. Từ đó, Nco cũng có khả năng cao hơn bởi rủi ro lớn.
Trong khi ngân hàng khác lại chủ yếu hoạt động chuyên về mảng cho vay nhà đất hoặc vay dựa trên các dạng tài sản bảo đảm thì khi đó mức độ thiệt hại sẽ thấp đi. Đồng nghĩa với việc khoản lãi thấp bởi họ đã có trong tay những tài sản làm tin, và Nco khi đó cũng được giảm thiểu xuống đáng kể.
5. Công thức tính Nco
Trên thực tế, có rất nhiều phương pháp dùng để tính Nco. Cách phổ biến nhất vẫn là phương pháp cấn trừ giữa khoản tiền cho vay và số tiền mà doanh nghiệp dự định sẽ thu hồi được theo từng thời kỳ nhất định.
Ngoài ra, Nco được tính bằng cách lấy tỷ lệ các khoản bù trừ của chi phí gộp sau đó từ những chi phí dự định thu hồi trong giai đoạn tới chia cho trung bình các khoản dư nợ.
Trường hợp khoản tiền được khấu trừ mà người đi vay thu hồi lại được thì tổng các chi phí thu hồi đó sẽ vượt quá Nco. Khi đó, Nco sẽ được giảm đi một mức đáng kể và được bổ sung và báo cáo của kế toán để áp dụng cho giai đoạn sắp tới.
Bên cạnh đó, Nco cũng được tính bằng việc đo lường tổng số chi phí dùng cho việc đi vay có khả năng được xóa sổ trừ đi khoản phí cho vay thực tế được thu hồi lại.
6. Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã giải mã chi tiết cho bạn đọc về Nco là gì, đặc điểm, vai trò và công thức tính Nco. Với những kiến thức thú vị này thì chắc chắn sẽ giúp cho các bạn dưới vai trò là nhà phân tích sẽ đánh giá được chính xác về tỷ lệ Nco để đưa ra những nhận định về doanh nghiệp hiện nay.