Phái sinh là một dạng sản phẩm tài chính với giá trị được xác định vào một loại tài sản cơ sở trên thị trường. Khi đó người mua sản phẩm phái sinh vào một thời điểm cụ thể theo một mức giá xác định. Những dạng hợp đồng thông thường sẽ được lấy giá trị từ những loại tài sản cơ sở như vàng, xăng, dầu hoặc hàng hóa nói chung. Bên cạnh đó còn có một số những loại tài sản khác có thể kể đến như cổ phiếu, trái phiếu hoặc cũng có thể là tiền tệ. Tài chính phái sinh chính là thuật ngữ được sử dụng để đề cập tới những dạng hợp đồng phái sinh trong lĩnh vực tài chính.
1. Tài chính phái sinh là gì?
Những dạng hợp đồng phái sinh sẽ được lấy cơ sở từ những tài sản trong thị trường kinh tế, tài chính như hàng hóa, trái phiếu, tiền tệ, cổ phiếu, kim loại… Giá trị của hợp đồng phái sinh nói chung sẽ biến động và thay đổi dựa trên giá trị của tài sản cơ sở.
Hợp đồng phái sinh đối với những loại tài sản cơ sở sẽ là những thỏa thuận về một giá trị nhất định của một bên sẽ thanh toán trong một thời điểm tại tương lai. Giá trị của số tiền phải thanh toán sẽ được căn cứ vào giá trị khi thiết lập thời điểm kết thúc tài khoản cơ bản của hợp đồng phái sinh, nó còn được gọi theo một cách khác đó là ngày đáo hạn của hợp đồng.
Những phái sinh nói chung sẽ dựa vào những loại sản phẩm bắt nguồn từ nhiều lĩnh vực trong đó có cả nông sản như chanh, dầu, gạo, đường… Đây đều là những sản phẩm đã có nguồn gốc từ rất nhiều năm về trước và cho tới ngày nay, những sản phẩm dựa trên các loại tài sản cơ sở là nông sản cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Thế nhưng chỉ trong vòng 30 năm trở lại đây, các dạng phái sinh đã có một sự tăng trưởng liên tục và mở rộng ra nhiều loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu và còn nhiều lĩnh vực khác nữa.
Việc xuất hiện phái sinh và sự đa dạng ngày càng nhiều về tài sản cơ sở tạo cơ hội rất nhiều cho những ai muốn tham gia vào lĩnh vực đầu tư rộng lợn này. Từ những tổ chức lớn về tài chính trên thế giới hay những nhà đầu tư cá nhân, hộ gia đình có thêm những phương pháp để xử lý rủi ro trong quá trình đầu tư. Những rủi ro đó có thể xoay quanh những vấn đề như sự thay đổi về giá cả hàng hóa, lãi suất của nền kinh tế hay tỷ giá hối đoái, thanh khoản của thị trường.
Từ thời điểm 1970, quy mô của những loại hợp đồng phái sinh nói chung trên toàn thế giới đã ghi nhận mức tăng lớn về mặt khối lượng và vẫn không ngừng gia tăng trong tương lai. Bởi khả năng mà phái sinh mang lại đó chính là phương tiện để hạn chế rủi ro từ đó ngăn ngừa những sự bất ổn của kinh tế nói chung tác động tới khoản đầu tư của mình. Những cá nhân, tổ chức có sự phòng ngừa tốt cho những rủi ro đồng nghĩa với những cơ hội sẽ mở ra nhiều hơn đối với họ.
2. Những công cụ tài chính phái sinh hiện nay
Trên thị trường tài chính hiện đang tồn tại 3 loại phái sinh trong đó có: Kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hoán đổi, quyền chọn. Những loại công cụ này được định nghĩa theo truyền thống là những phương tiện giúp chuyển giao và chống lại rủi ro khi đầu tư.
Ví dụ:
Cụ thể là một trong những sản phẩm cơ bẩn nhất đó là một cam kết giữa hai bên đối với một hợp đồng tài chính trong tương lai với một kỳ hạn chất định. Hợp đồng với nội dung về thỏa thuận của việc mua bán giữa một nông dân với sản phẩm là khoai lang cho một người đi thu mua. Kể từ thời điểm 6 tháng tới bắt đầu từ ngày ký thỏa thuận. Mức giá ở đây được đưa ra là 20.000 đồng.
Theo đó nếu thị trường hàng hóa cụ thể là khoai lang đạt giá trị tăng trong 6 tháng tiếp theo thì hợp đồng được ký kết sẽ có sự giảm sút giá trị. Bởi người nông dân hay chủ sở hữu nó có thể bán ra sản phẩm của mình với mức giá thấp hơn. Ngược lại nếu thị trường khoai tây có sự giảm sút về giá trị trong vòng 6 tháng tới, hợp đồng sẽ có giá trị tăng lên bởi vì kỳ hạn thông thường sẽ đưa ra một mức giá cao hơn giá của thị trường. Người nông dân từ đó có thể thu lại được lợi nhuận dù cho thị trường đang có giá khoai lang thấp.
Dựa vào công cụ này, nhà đầu tư có thể thực hiện phòng ngừa rủi ro bởi sản phẩm phái sinh được xem như một công cụ để thực hiện quản lý những rủi ro khi thị trường diễn ra những biến động. Theo đó người nông dân có thể bán sản phẩm của mình với một mức giá tốt hơn.
3. Sử dụng công cụ phái sinh trên thị trường
Những tổ chức, cá nhân trên thị trường đều có thể ứng dụng phái sinh vào quá trình quản lý những rủi ro trong quá trình đầu tư vào những lĩnh vực có sự mạo hiểm cao. Chung quy lại, việc vị thế được giao dịch bằng một loại tiền tệ sẽ có sự phù hợp đối với những tổ chức, các nhân bằng việc bán nội tệ để mua ngoại tệ.
Ngoài ra còn có một cách sử dụng các dạng hợp đồng khác để hưởng lợi nhuận từ việc kinh doanh dựa vào chênh lệch giá trị xuất phát từ sự định giá sai của thị trường đối với tài sản. Tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá là một cơ hội để thu lại lợi nhuận được nhiều nhà đầu tư thực hiện trong các lĩnh vực tài chính như ngoại hối. Điều này xuất phát từ sự không hoàn hảo của thị trường khi thiếu đi sự đồng bộ từ các sàn giao dịch.
Bên cạnh đó, NĐT có thể tận dụng sự sai sót của thị trường khi định giá một loại tài sản không đúng với giá trị thực của nó. Các dạng hợp đồng phái sinh được người đầu tư tận dụng để tạo ra khoản lợi nhuận khi giá trị của tài sản quay lại điểm cân bằng và thể hiện đúng trạng thái giá trị vốn có của nó. Lợi nhuận sẽ xuất phát từ sự chênh lệch tại thời điểm tài sản bị đánh giá thấp và tăng trở lại khi. Và cuối cùng, NĐT trên thị trường có thể tận dụng sản phẩm tài chính này như một công cụ để thực hiện đầu cơ một cách hiệu quả.
Trong một vài những tình huống cụ thể, thị trường đôi lúc sẽ rơi vào những tình huống với mức độ rủi ro cao hơn bình thường xuất phát từ những bất ổn của thị trường kinh tế. Nhờ vào việc đầu cơ bằng các sản phẩm tài chính thông qua những công cụ như phái sinh, NĐT có thể tránh được những biến động xấu của thị trường mà còn có thể thu lại một mức lợi nhuận nhất định. Chẳng hạn như giá trị của một cổ phiếu trên thị trường hiện đang được kỳ vọng sẽ đạt giá trị cao trong thời gian tới. Tại thời điểm này nhà đầu tư có thể đưa ra được một vài lựa chọn về việc có thể kiếm thêm một mức lợi nhuận lớn hơn từ việc mua cổ phiếu nhờ vào lựa chọn đòn bẩy tài chính.
Điều này có nghĩa, khi thực hiện đầu tư vào hợp đồng quyền chọn, một người kinh doanh lúc này có thể khiến cho số tiền mình có lớn hơn nhờ vào việc sử dụng các công cụ hỗ trợ tài chính. Từ đó họ có thể đầu tư nhiều hơn trong các sản phẩm như cổ phiếu, phái sinh,…