Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp có rất nhiều những chỉ số và thuật ngữ riêng để đánh giá quá trình hoạt động. Trong đó có thuật như đó là thu nhập lãi thuần. Thuật ngữ này có khác biệt gì so với doanh thu hay không. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thu nhập lãi thuần là gì? Ngay bên trong nội dung của bài viết dưới đây.
1. Thu nhập lãi thuần là gì?
Thu nhập lãi thuần hay còn gọi là lãi thuần chính là phần tiền thu được từ những hoạt động mua bán và kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Khoảng lợi nhuận này sẽ phản ánh lại kết quả của quá trình kinh doanh. Đây chính là phần doanh thu sau khi đã trừ đi chi phí kinh doanh.
Tuy nhiên, chúng ta nên chú ý rằng lãi thuần và lợi nhuận ròng sẽ có những điểm tương đối khác nhau như:
Thu nhập lãi thuần là phần lợi nhuận đã được loại bỏ đi các chi phí phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp như: Chi phí quảng cáo, vận chuyển, lãi vay, chi phí duy trì , bảo quảng…
Lãi ròng khác thu nhập lãi thuần ở chỗ nó là phần lợi nhuận chỉ được trừ đi phần thuế mà doanh nghiệp phải đóng theo quy định của pháp luật.
2. Thu nhập lãi thuần có vai trò như thế nào?
Thu nhập lãi thuần giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng của quá trình kinh doanh chính vì thế nó đóng vai trò rất quan trọng như:
Lãi thuần sẽ giúp đánh giá được tỉ lệ sinh lời của hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là phép đo có thể báo cáo được doanh nghiệp trong khoảng thời gian đó hoạt động mang lại bao nhiêu lợi nhuận. Nhờ đó có thể đánh giá được khả năng của doanh nghiệp.
Lãi thuần giúp đưa ra kế hoạch kinh doanh. Dựa vào mức lãi ghi nhận được của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian có thể cho biết được hiệu quả của quá trình kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra kế hoạch hoạt động tiếp theo cho tổ chức trong thời gian tới khi đã biết được kết quả lãi lỗ trong quá khứ.
3. Phương pháp để định lượng thu nhập lãi thuần
Tính lãi thuần là một trong những nghiệp vụ luôn có ở mỗi công ty và là nhiệm vụ của kế toán. Theo đó, chúng ta có thể xác định công thức tính thu nhập lãi thuần như sau:
Lãi thuần = Doanh thu – Chi phí vốn của hàng hóa + (Doanh thu của quá trình hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính) – (Chi phí bán hàng + Chi phí duy trì và hoạt động doanh nghiệp)
Ngoài ra chúng ta cũng có thể xác định lãi thuần theo nhiều công thức khác cụ thể như:
Lãi thuần = Doanh thu thuần doanh nghiệp – giá của sản phẩm bán được trong suốt thời gian kinh doanh. (Vì giá của sản phẩm đã bao gồm tất cả các loại chi phí)
Trong đó:
Doanh thu: Hay còn gọi là doanh thu thuần, đây có thể nói chính là khoảng tiền thu lại được từ hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ sau khi đã trừ đi những khoản chi phí như: khuyến mãi, chiết khấu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Chi phí vốn hàng hóa: Đây sẽ bao gồm những loại chi phí trong đó có như nguyên vật liệu, nhân công, tiền vận chuyển….
Doanh thu từ những hoạt động tài chính: Đây chính là phần tiền mà những doanh nghiệp có thể kiếm được từ những hình thức như: Cho vay, cho thuê, tiền bản quyền, lợi nhuận của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh,…
Chi phí cho quá trình hoạt động tài chính là những chi phí phát sinh cho những hoạt động kinh doanh nói trên.
4. Những chỉ tiêu trong thu nhập lãi thuần hiện nay
Chỉ tiêu dựa trên tỷ suất thu nhập lãi thuần chính là chỉ số để đánh giá tiềm năng sinh lời của doanh thu từ hoạt động. Trong thực tế nếu một tổ chức có được kết quả kinh doanh tốt, tỉ suất sinh lợi thuần nằm ở mức cao. Điều này đồng nghĩa tổ chức đó có thể kiểm soát được hầu hết những loại chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động một cách hiệu quả so với những doanh nghiệp khác.
Tỷ suất lãi thuần cũng là một các để đánh giá của các nhà đầu tư hay những người có quan tâm và được thể hiện hầu hết trong những báo cáo tài chính. Tỷ suất lãi thuần sẽ có thể được tính theo công thức sau:
Tỷ suất lãi thuần = Phần lợi nhuận thu được đã trừ đi thuế/Doanh thu thuần của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp chỉ số này có thể biểu diễn được rất rõ khả năng kinh doanh của tổ chức tại thời điểm cụ thể. Chỉ số này còn có thể giúp nhưng ai muốn đầu tư có được cái nhìn tốt về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và hơn nữa, chỉ số này cũng phần nào giúp được những chủ doanh nghiệp có thể cắt giảm được chi phí hoạt động không cần thiết trong quá trình kinh doanh.
5. Doanh thu thuần, doanh thu, lợi nhuận có gì khác nhau
Đối với doanh nghiệp và đặc biệt là bộ phận kế toán việc phân biệt được ba yếu tố này rất có ý nghĩa đối với phân tích kết quả kinh doanh. Chúng ta khi đã hiệu về 3 khái nhiệm này có thể dễ dàng biết được nhưng đối với những ai chưa nắm bắt thì 3 vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Người làm báo cáo kết quả kinh doanh thì phải phân biệt được nhằm để hoạch toán đúng và chính xác để kết quả kinh doanh có thể nói lên được tình trạng hoạt động của công ty.
5.1 Doanh thu thuần khác gì với doanh thu
Định nghĩa
Doanh thu chính là phần thu nhập của quá trình buôn bán các loại hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đây là giá trị nhận lại được bởi những hoạt động kinh doanh…
Còn doanh thu thuần sẽ như thế nào, sau đây sẽ là công thức tính doanh thu thuần:
Doanh thu thuần = Toàn bộ doanh thu của tổ chức – Chiết khấu hàng hóa – Hàng hóa bị trả lại – Khuyến mãi hàng hóa – Thuế gián thu.
Doanh thu = Tổng giá trị của các loại sản phẩm * Đơn giá + Chi phí phụ.
5.2 Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận
Như đã đề cập, doanh thu thuần và lợi nhuận là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người có sự lầm tưởng rằng hai loại này là một. Theo đó doanh thu thuần hay phần doanh thu đều không được coi là lợi nhuận. Tổ chức trong quá trình hoạt động có thể có được mức doanh thu rất cao, thế nhưng điều này sẽ không đảm bảo được cho bạn có mức lợi nhuận lớn, hay chưa nói đến việc công ty của bạn đã thực sự có lãi khi chưa nói đến vần vốn và chi phí doanh nghiệp bỏ ra cao hay thấp.
Doanh thu thuần sẽ là khoảng tiền thu về trong quá trình bán sản phẩm và được khấu trừ đi các loại chi phí như các loại thuế tiêu thụ, thuế xuất khẩu, hay những chương trình giả giá, chiết khấu cho chi nhánh, và có cả những hàng hóa bị lỗi phải trả lại.
Thế nên công thức để tính doanh thu thuần sẽ là:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu của tổ chức – Chiết khấu – Hàng hóa bị lỗi trả lại – Khuyến mãi hàng hóa – Thuế gián thu.
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần ở trên – Trừ đi những loại chi phí như vốn, chi phí hàng hóa, vận chuyển, nhân công, bảo quản.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế đã tính ở phía trên – Số thuế phải trả cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
Sau khi có được kết quả chúng ta sẽ có hai tính huống như sau:
Phần lợi nhuận sau thuế lớn hơn 0 doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Phần lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn 0 doanh nghiệp hoạt động thua lỗ.
Những chỉ số như thu nhập lãi thuần là gì? Hay doanh thu và lợi nhuận có vai trò rất quan trọng trong quá trình đánh giá hoạt động của một tổ chức. Nắm bắt vai trò của những chỉ số này giúp ích rất nhiều cho quá trình hoạt động doanh nghiệp và những quyết định đầu tư.