Thuế FCT là gì? Các đối tượng đóng cũng như không đóng FCT

0
6496

Để kiểm soát được thị trường cũng như nền kinh tế của quốc gia mình, chính phủ phải đặt ra nhiều mức thuế theo nhiều hạng mục khác nhau nhằm thực hiện điều này. Trong đó có một loại thuế áp dụng cho những trường hợp về xây dựng, nhà thầu, có tên viết tắt là FCT. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về thuế FCT là gì cũng như ai là người phải đóng và đối tượng nào không cần đóng loại thuế này.

1. Thuế FCT là gì?

Thuế FCT là viết tắt của cụm từ dịch ra tiếng Việt là thuế nhà thầu, đây là mức thuế tính cho những doanh nghiệp tổ chức hay cá nhân ở nước ngoài không chịu ảnh hưởng bởi luật Pháp Việt Nam, có phát sinh về mặt doanh thu từ các sản phẩm, dịch vụ dính đến lãnh thổ VN.

Như đã nói thì thuế FCT là viết tắt của từ foreign contractor tax và FCT áp dụng với những đối tượng nước ngoài thực hiện kinh doanh có liên kết với đất nước chúng ta. 

FCT
FCT là gì?

2. Đối tượng áp dụng FCT

Đầu tiên FCT áp dụng cho những doanh nghiệp có trụ sở được đặt tại Việt Nam hay không có cơ sở thường trú ở Việt Nam, đối tượng người nước ngoài kinh doanh cho dù có hiện đang cư trú trên Việt Nam hay không có cư trú ở Việt nam, được xem là nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài và đều phải áp dụng FCT. 

FCT được tính khi Họ thực hiện hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hay có doanh thu trên lãnh thổ Việt Nam dựa trên hợp đồng, cam kết giữa nhà thầu nước ngoài và đối tượng người Việt hay giữa bên thầy nước ngoài hoặc phụ nước ngoài để làm một phần việc đưa ra trong hợp đồng.

FCT
Đối tượng cần đóng FCT

FCT áp dụng với những doanh nghiệp hay cá nhân nước ngoài kinh doanh hàng hóa ở Việt Nam dưới dạng xuất nhập khẩu tại chỗ và có doanh số ở Việt Nam dựa trên hợp đồng giữa đối tượng nước ngoài và công ty Việt Nam (ngoại trừ khi sản xuất và trả về hàng hóa cho đối tượng này thì không tính FCT) hay thực hiện phân phối các sản phẩm ở Việt Nam và phân phối theo những quy định giao nhận trong điều khoản thương mại quốc tế – incoterms, theo đó bên bán sẽ chịu trách nhiệm từ các sản phẩm cho đến nước Việt Nam thì cần đóng FCT.

Ví dụ tình huống của FCT:

Tình huống 1 của FCT: công ty A từ nước ngoài thực hiện ký kết hợp đồng giao dịch trái cây của công ty B tại Việt Nam, ngoài ra chỉ định công ty B vận chuyển hàng cho công ty C tại Việt Nam (dưới dạng xuất nhập khẩu tại chỗ yêu cầu của luật pháp). Công ty A có doanh thu từ việc có hợp đồng được ký giữa công ty A và công ty C ( A bán trái cây cho C), khi đó áp dụng FCT.

Khi đó, công ty A là bên đã áp dụng quy định theo Thông tư 103/2014/TT-BTC và công ty C có nhiệm vụ khai và đóng thuế FCT cho công ty A dựa vào quy định ở Thông tư 103/2014/TT-BTC.

Tình huống 2 của FCT: Một công ty Y tại nước ngoài thực hiện ký kết hợp đồng gia công quần áo với công ty C tại Việt Nam, đồng thời yêu cầu công ty C vận chuyển hàng cho công ty D tại Việt Nam để tiếp tục gia công dưới dạng xuất nhập khẩu tại chỗ theo yêu cầu của luật pháp). Công ty Y có doanh thu ở Việt Nam dựa vào hợp đồng đã thỏa thuận giữa Y và công ty D ( Y bán quần áo cho D).

Bên thứ 3 áp dụng FCT đó là những đối tượng ở nước ngoài triển khai một phần hay tất cả những hoạt động giao dịch mua bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ ở Việt Nam bao gồm những đối tượng cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài là bên quản lý sản phẩm giao dịch với công ty Việt Nam. 

Đồng thời chịu các vấn đề về chi phí vận chuyển, marketing, sản xuất, chất lượng khi đưa cho bên công ty Việt Nam hay cố định giá giao dịch sản phẩm hay dịch vụ gồm có những tình huống như ủy quyền hay thuê một vài đơn vị tại Việt Nam thực hiện một phần công việc vận chuyển hàng hóa, dịch vụ khác có dính líu đến việc kinh doanh ở Việt Nam, đều áp dụng FCT

FCT áp dụng cho những đối tượng người nước ngoài tận dụng các đối tượng tổ chức, cá nhân người Việt để thực hiện ký kết hợp đồng dưới tên của tổ chức nước ngoài.

FCT áp dụng cho những đối tượng nước ngoài thực hiện việc xuất nhập khẩu và vận chuyển sản phẩm tại Việt Nam, giao dịch hàng hóa nhằm xuất khẩu, mua bán sản phẩm cho các đối tượng người Việt theo quy định về thương mại. Đó là đối tượng cuối áp dụng FCT.

3. Đối tượng không áp dụng thuế FCT:

FCT không áp dụng cho những đối tượng nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam dựa trên luật Đầu tư, luật dầu khí và luật tổ chức tín dụng.

FCT
Đối tượng không đóng FCT

FCT không áp dụng với những đối tượng nước ngoài thực hiện cung cấp những sản phẩm dịch vụ cho những đối tượng người Việt Nam không đi chung với những dịch vụ được tiến hành ở Việt Nam theo các dạng sau:

Vận chuyển hàng ở cửa khẩu nước ngoài không tính FCT: bên bán đứng trước mọi rủi ro, chi phí, vấn đề có dính líu đến việc xuất khẩu hàng và vạn chuyện tại cửa khẩu nước ngoài, bên mua cần chịu mọi rủi ro, chi phí, vấn đề dính líu đến việc nhận sản phẩm, vận chuyển từ cửa khẩu về đến Việt Nam ( kể cả khi việc vận chuyển hàng ở cửa khẩu nước ngoài có đi chung với yêu cầu bảo hành thì cũng không tính FCT mà đó là nhiệm vụ của bên bán).

Vận chuyển ở cửa khẩu Việt Nam không tính FCT: bên bán quản lý mọi rủi ro, chi phí, vấn đề có dính líu đến hàng hóa đến khi nào giao đến cửa khẩu Việt Nam, bên mua chịu những rủi ro, chi phí, vấn đề dính líu đến việc nhận hàng và vận chuyển hàng từ cửa khẩu nước mình ( kể cả tình huống chuyển hàng ở cửa khẩu Việt Nam có đi chung với yêu cầu bảo hành cũng không tính FCT vì đó là nhiệm vụ của bên bán).

FCT không áp dụng với những đối tượng nước ngoài có doanh thu thông qua dịch vụ cấp và sử dụng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

FCT không tính cho những đối tượng nước ngoài thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ như sau cho các đối tượng Việt Nam mà những dịch vụ này được tiến hành ở bên ngoài:

Sửa chữa những phương tiện di chuyển như tàu, động cơ tàu, phụ tùng của tàu kể cả tàu bay và tàu biển, trang thiết bị, máy móc ( tính luôn cả đường cáp, thiết bị truyền), có thể có hoặc không tính những đồ dùng, sản phẩm thay thế, tất cả đều không tính FCT.

Marketing (trừ marketing trên nền tảng digital) cũng không áp dụng FCT.

Xúc tiến đầu tư và trao đổi hàng hóa dịch vụ không áp dụng FCT

Môi giới: giao dịch hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài không tính FCT

Đào tạo (trừ giao dịch online) không tính FCT

FCT không tính cho chia cước phí thanh toán dịch vụ, viễn thông đa quốc gia giữa Việt Nam và nước ngoài mà những dịch vụ này tiến hành bên ngoài nước ta, dịch vụ thuê đường truyền và băng tần vệ tinh nước ngoài dựa trên các yêu cầu trong luật viễn thông. Chia cước thanh toán phí dịch vụ bưu chính đa quốc gia giữa Việt Nam và nước ngoài dựa trên yêu cầu luật bưu chính những quy định quốc tế về bưu chính mà Việt Nam tham gia thỏa thuận mà đều được tiến hành bên ngoài Việt Nam cũng không áp dụng FCT.

Trường hợp cuối không tính FCT là những đối tượng nước ngoài sử dụng kho bãi ngoại quan, ICD (cảng nội địa) làm kho chứa sản phẩm để hỗ trợ cho các hoạt động vận chuyển đa quốc gia, quá cảnh, chuyển khẩu và lưu kho hàng hay để cho những công ty khác thực hiện cũng không tính FCT.

Lời kết

Và đó là những thông tin về loại thuế FCT mà bạn cần quan tâm. Chính phủ có rất nhiều mức thuế khác nhau và thuế là một vấn đề quan trọng, luôn đi theo bạn cho dù bạn có làm gì, do đó mà bạn cần phải quan tâm nếu có ý định đầu tư,… Thuế nhà thầu FCT là một trong những thông tin mà bạn nên tìm hiểu từ bây giờ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây