Những công ty, doanh nghiệp trên thế giới đều hoạt động từng ngày với mục tiêu tạo ra được lợi nhuận khi kinh doanh. Để có thể đo lường được hiệu quả kinh doanh trong quá trình hoạt động chúng ta cần phải xem xét đến những chỉ số khác nhau như doanh thu, chi phí, xác định điểm hòa vốn,… Lợi nhuận biên hay còn gọi là Profit Margin sẽ là chủ đề của ngày hôm nay. Vậy Profit Margin là gì? Vai trò của việc xác định lợi nhuận biên trong kinh doanh.
1. Profit Margin là gì?
Profit Margin còn được gọi là biên lợi nhuận. Profit Margin chính là phần chênh lệch giữa giá thành sản phẩm với tổng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ nó. Biên lợi nhuận thể hiện được %doanh thu đã thành lợi nhuận. Đây là chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty.
2. Ý nghĩa của Profit Margin đối với doanh nghiệp
Chỉ số Profit Margin thông thường chỉ được dùng để so sánh bên trong một tổ chức. Bởi vì chúng ta không thể so sánh chỉ số biên lợi nhuận cho những đối tượng kinh doanh khác nhau. Trong quá trình hoạt động của công ty, khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ chịu nhiều sự tác động và liên tục thay đổi bởi các yếu tố chi phí khác nhau. Chính vì thế khi dùng Profit Margin để đưa ra nhận định giữa các doanh nghiệp với nhau sẽ không mang lại sự đánh giá khách quan.
Trong trường hợp Profit Margin thấp biểu hiện quá trình hoạt động của doanh nghiệp diễn ra tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cụ thể, khi doanh thu từ quá trình bán hàng bị giảm đi sẽ khiến lợi nhuận cũng vì thế mà sẽ giảm theo rất nhiều từ đó khiến doanh nghiệp bắt đầu thua lỗ.
Biên lợi nhuận cũng là một cách dùng để đánh giá dược liệu doanh nghiệp đó có một chiến lược hoạt động tốt hay không dựa vào khả năng kiểm soát chi phí hoạt động. Profit Margin sẽ biến động liên tục phụ thuộc vào kế hoạch hoạt động của công ty trong mỗi thời kỳ.
Ví dụ
Nếu một doanh nghiệp hoạt động thu được 20 đô trên 1 sản phẩm bán được với mức phí để tạo ra sản phẩm đó là 5 đô. Có nghĩa là doanh nghiệp đã thu được 15 đô lợi nhuận chỉ với 1 đô đầu tư có nghĩa doanh nghiệp đã lời 75%.
Nếu nhà đầu tư thu được 20 đô cho một sản phẩm làm ra với chi phí 10 đô thì doanh nghiệp đó có được 10 đô lợi nhuận tương ứng 50% lợi nhuận khi đầu tư 10 đô.
3. Tại sao doanh nghiệp phải theo dõi Profit Margin?
Thu nhập ròng có lẽ là một vấn đề nhận được sự chú ý từ nhà đầu tư khi đánh giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp. Từ đó mới đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư, và doanh nghiệp đó có sinh lời tốt hay không. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào chỉ số này để đánh giá thì chưa đủ vì nó chưa phản ánh được khả năng kiểm soát chi phí.
Profit Margin có thể nói là một công cụ tuyệt vời để giúp nhà đầu tư có thể đánh giá một cách chính xác khả năng kiểm soát chi phí. Những nhà đầu tư không nên quá chú tâm vào thu nhập ròng mà cần chú ý hơn vào lợi nhuận biên vì những lý do sẽ được nhắc đến ngay dưới đây.
4. Profit Margin giúp nhà đầu tư hiểu hơn về trình độ quản lý
Profit Margin sẽ giúp những người lãnh đạo và những ai muốn đầu tư có nhiều dữ kiện và căn cứ hơn để đánh giá vào trình độ quản lý và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận còn là một công cụ rất hữu ích cho việc tính toán được lợi nhuận so với mức phí bỏ ra để có được phần doanh thu.
Hay nói cách khác. Chỉ số này sẽ được tính và thể hiện theo % của doanh thu cho quá trình bán hàng. Giúp những người đi đầu tư có thể biết được doanh nghiệp nào có khả năng sinh lời cao. Đây là điều mà thu nhập ròng không thể làm được.
Ví dụ
Một doanh nghiệp (A) trong quá trình hoạt động thu về được 800 triệu đô/năm, doanh thu từ quá trình bán hàng rơi vào khoảng 15 tỷ USD vào năm trước. Đối thủ cùng ngành với công ty này(B) có mức thu nhập ròng là 900 triệu đô và doanh thu bán hàng là 20 tỷ đô. Nếu chúng ta chỉ nhìn vào con số này thì có thể dễ dàng nói rằng công ty đối thủ hiện tại đang thu về được nguồn tiền lớn hơn.
Những để có thể kết luận được 2 công ty này ai mang về lợi nhuận nhiều hơn thì phải cần có nhiều dữ liệu hơn thì mới có thể đánh giá được. Bởi vì nếu công ty nào có mức lợi nhuận cao hơn trên mỗi sản phẩm thu được sẽ có tổng lãi cao hơn giống như ví dụ ở phần đầu. Nếu công ty A lãi 15 đô trên 1 sản phẩm trong khi công ty B chỉ lãi 10 đô thì suy ra công ty A vẫn là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.
5. Profit Margin được chia thành bao nhiêu loại?
Biên lợi nhuận trong thời điểm này đang được phân thành ba loại gồm có: Gross profit margin, Operating profit margin và Net profit margin.
5.1 Gross profit margin – Biên lợi nhuận gộp
Gross profit margin sẽ cho nhà đầu tư biết sâu hơn về lợi nhuận của doanh nghiệp có được từ những hoạt động sử dụng vốn và chi phí tạo ra sản phẩm và bán chúng. Một cách dễ hiểu thì chỉ số này sẽ cho biết được doanh nghiệp sử dụng vốn có tốt không đánh giá qua khả năng sử dụng vật tư và lao động.
Công thức:
Biên lợi nhuận gộp = (doanh thu – giá vốn sản phẩm)/Doanh thu
Ví dụ: Công ty hoạt động với doanh thu là 1 triệu đô với toàn bộ chi phí làm ra sản phẩm đó là 600.000 đô
Biên lợi nhuận gộp = 1tr USD – 600.000USD/1tr USD = 40%
Nếu một doanh nghiệp có được mức Gross profit margin cao sẽ đánh giá được công ty đó sử dụng vốn tốt và còn dư nhiều chi phí để có thể phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Chẳng hạn như nghiên cứu và cải tiến sản phẩm, tiếp thị, marketing….
Khi chỉ số này bắt đầu có dấu hiệu tuột dốc nhà đầu tư lẫn người đứng đầu doanh nghiệp cần cẩn trọng xem lại toàn bộ chi phí đang trả trong quá trình sản xuất và phân phối. Những tác động có thể đến từ giá nguyên vật liệu tăng nhanh liên tục và chi phí nhân công tăng cao theo thời gian. Hai nguyên nhân này sẽ khiến cho Gross profit margin giảm đi.
5.2 Operating profit margin – lợi nhuận biên hoạt động
Lợi nhuận biên hoạt động chính là phần thu nhập chưa tính đến thuế và lãi vay. Khi đem đi so sánh với doanh thu bán hàng, bản thân nhà đầu tư sẽ hiểu được khả năng quản lý của công ty đó có tốt không dựa vào nguồn thu từ quá trình bán hàng.
Công thức:
Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu
5.3 Net profit margin – Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng chính là phần lãi được hình thành từ quá trình kinh doanh và chưa được trừ đi thuế. Con số này dùng để đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động khi được so sánh với doanh số. Đây chính là giá trị chính xác nhất để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.
Công thức:
Lợi nhuận biên ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Doanh thu
Ví dụ:
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp tạo ra được thu nhập sau thuế là 200.000 USD/1 triệu đô doanh số kinh doanh. Biên lợi nhuận lúc này sẽ đạt 20%.
Profit margin giúp xác định được hiểu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó phản ánh được sự tác động giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Đây là một chỉ số rất quan trọng khi đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư và giúp những người đứng đầu doanh nghiệp kiểm soát được khả năng sử dụng vốn của mình.